Phụ huynh chủ động chọn trường tư thục để giảm áp lực thi lớp 10 công lập

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2023-2024.

So với năm ngoái, cuộc đua vào lớp 10 các trường THPT công lập năm nay của học sinh Hà Nội có phần căng thẳng hơn khi các trường công lập chỉ tuyển trên 55% học sinh tốt nghiệp THCS. Số lượng thí sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vượt xa khả năng đáp ứng của khối các trường công lập cũng là cơ hội cho khối các trường THPT ngoài công lập. Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều phụ huynh đã chủ động từ sớm trong việc chọn trường tư thục cho con để giảm áp lực thi cử thay vì chờ.

Từ cuối tháng 4, em Nguyễn Tùng Lâm, học sinh lớp 9 Trường THCS và THPT Quốc tế Thăng Long, Hà Nội đã đăng ký hồ sơ học liên thông lên lớp 10 tại trường. Thời điểm này, khi các học sinh lớp 9 đang tất bật ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập sẽ diễn ra vào tháng 6 thì Nguyễn Tùng Lâm đã chắc một suất vào học lớp 10 bậc trung học phổ thông nhờ xét học bạ.

“Nhờ có sự lựa chọn này nên con có thể lên lớp 10 mà không có sự áp lực thi cử như các bạn đang phải thi vào trường công”, Lâm nói.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập tại Hà Nội lâu nay được coi là kỳ thi khốc liệt nhất của đời học sinh, nhiều người ví còn khốc liệt hơn cả tuyển sinh đại học. Hy vọng đỗ vào lớp 10 công lập là mong muốn của phần lớn học sinh lớp 9, nhưng năm nay chỉ hơn một nửa trong tổng số 129 nghìn học sinh cuối cấp có thể vào được các trường công lập. Vì vậy, cân nhắc các yếu tố năng lực học tập, điều kiện tài chính, nhiều gia đình đã chọn lựa đứng ngoài cuộc thi căng thẳng này bằng cách lựa chọn đăng ký vào trường ngoài công lập cho con.

Chị Nguyễn Thị Ánh ở quận Hai Bà Trưng cho biết: “Bạn lớn nhà mình đã học ở đây rồi nên thấy rất yên tâm về vấn đề đưa đón, cách ăn uống, rồi học hành các thầy cô giáo cũng rất quan tâm”.

“Chất lượng của các trường hiện nay cũng tốt chứ không riêng gì đến trường công lập, nên muốn là không đè nặng áp lực lên con nữa và muốn xin vào trường này để cho con học”, chị Lê Thị Hoàng Yến, ở quận Bắc Từ Liêm nói.

Thực tế nhiều gia đình chỉ chọn lựa các trường ngoài công lập là phương án dự phòng trong trường hợp con không đỗ trường công lập, nhưng thời điểm này cũng có nhiều phụ huynh đã làm hồ sơ nhập học cho con. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao cho các trường tư thục là có hạn, trong đó trường tuyển ít nhất là 30 học sinh và trường tuyển nhiều nhất là 675 học sinh. Bà Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cho biết, năm nay trường được giao tuyển 405 học sinh, nhưng hiện đã có trên 2.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển.

“Chúng tôi cũng gọi từ trên xuống, từ 4 giỏi 4 tốt cho đến dần xuống dưới 4 khá. Hiện gọi từ trên xuống, vẫn đang gọi số học sinh giỏi thì con số đã lên đến khoảng 1.400 em”, bà Phương Anh cho hay.

Hiện Hà Nội có hơn 100 trường trung học phổ thông ngoài công lập đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 22% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Những năm gần đây, nhiều trường đã đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực của học sinh. Nhiều trường ngoài công lập đã lọt vào danh sách những trường có số lượng đầu ra tốt nhất trên cả nước.

Ông Trịnh Hùng Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thái Tổ cho biết: “Các con không chỉ được học văn hóa theo chương trình của bộ, sở bình thường, mà được học nhiều chương trình khác, đặc biệt là về kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, đặc biệt là về tiếng Anh, cho nên các con rất có điều kiện phát triển các cấp học tiếp theo”.

“Quan điểm cũ là hết công rồi đến tư, song, hiện nay có rất nhiều cái mới. Người ta quan tâm tới học trường nào, học ai, học cái gì, đầu ra và được gì. Học sinh sẽ trưởng thành về phẩm chất và năng lực thế nào”, và ông Trần Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Quốc tế Thăng Long thông tin.

Với những thí sinh không có nhu cầu học tiếp lên đại học thì học nghề theo mô hình 9+ đang là ngã rẽ hợp xu hướng. Tại hầu hết các trường trung cấp hay cao đẳng hiện đều đã triển khai hệ đào tạo này. Với sự phát triển của hệ thống trường ngoài công lập, trường trung cấp và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên, rõ ràng trung học phổ thông công lập không phải là con đường duy nhất, vẫn có những cánh cửa khác mở ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Vì vậy, đây là thời điểm phụ huynh cần hiểu đúng năng lực của con em mình để quyết định lựa chọn mở cánh cửa nào phù hợp nhất cho tương lai của con./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái diễn “ép” học sinh không thi vào lớp 10 công lập: Phân luồng hay bệnh thành tích?
Tái diễn “ép” học sinh không thi vào lớp 10 công lập: Phân luồng hay bệnh thành tích?

VOV.VN - “O ép” học sinh kém không thi vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội hay mượn danh tư vấn hướng nghiệp để đảm bảo thành tích là vấn đề đã âm ỉ trong dư luận nhiều năm qua.

Tái diễn “ép” học sinh không thi vào lớp 10 công lập: Phân luồng hay bệnh thành tích?

Tái diễn “ép” học sinh không thi vào lớp 10 công lập: Phân luồng hay bệnh thành tích?

VOV.VN - “O ép” học sinh kém không thi vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội hay mượn danh tư vấn hướng nghiệp để đảm bảo thành tích là vấn đề đã âm ỉ trong dư luận nhiều năm qua.

Kỳ thi vào lớp 10 đang "nóng" lên, thí sinh chú ý điều này để không bỏ cơ hội
Kỳ thi vào lớp 10 đang "nóng" lên, thí sinh chú ý điều này để không bỏ cơ hội

VOV.VN - Hà Nội dự kiến có 129.210 học sinh dự thi xét công nhận tốt nghiệp THCS, trong đó, khoảng 72.000 em được tuyển vào THPT công lập (chiếm 55,7%). Thí sinh nên chú ý các mốc thời gian quan trọng sau trong kỳ thi vào 10 năm nay

Kỳ thi vào lớp 10 đang "nóng" lên, thí sinh chú ý điều này để không bỏ cơ hội

Kỳ thi vào lớp 10 đang "nóng" lên, thí sinh chú ý điều này để không bỏ cơ hội

VOV.VN - Hà Nội dự kiến có 129.210 học sinh dự thi xét công nhận tốt nghiệp THCS, trong đó, khoảng 72.000 em được tuyển vào THPT công lập (chiếm 55,7%). Thí sinh nên chú ý các mốc thời gian quan trọng sau trong kỳ thi vào 10 năm nay

Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về học sinh bị "ép" không được thi vào lớp 10 công lập?
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về học sinh bị "ép" không được thi vào lớp 10 công lập?

VOV.VN - Sau khi Đài TNVN đưa tin về việc một số phụ huynh có con đang học lớp 9 Trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội bị vận động, tư vấn không nên tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, các nhà trường phải bảo đảm quyền lợi tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024 của học sinh đủ điều kiện.

Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về học sinh bị "ép" không được thi vào lớp 10 công lập?

Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về học sinh bị "ép" không được thi vào lớp 10 công lập?

VOV.VN - Sau khi Đài TNVN đưa tin về việc một số phụ huynh có con đang học lớp 9 Trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội bị vận động, tư vấn không nên tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, các nhà trường phải bảo đảm quyền lợi tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024 của học sinh đủ điều kiện.