Phú Yên "xẻ thịt" rừng phòng hộ: Đánh đổi để phát triển kinh tế?

VOV.VN - Cả trăm héc ta rừng phòng hộ ven biển nhiều năm tuổi của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đang bị tàn phá để thực hiện dự án New City.

Rừng đã chặt nhưng dự án này lại chưa có quyết định giao đất, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Liệu tỉnh Phú Yên có nên đánh đổi rừng để phát triển kinh tế?

Dự án Khu du lịch cao cấp New City Việt Nam được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 9/9/2014, triển khai xây dựng tại địa bàn xã An Phú, thành phố Tuy Hòa. Dự án có tổng diện tích hơn 122 ha, trong đó đất rừng phòng hộ khoảng 115 ha hiện đã bị chặt phá gần hết. Các đơn vị thi công đang ủi, tạo mặt bằng, đắp các gò đồi nhân tạo để trồng cỏ làm sân golf. Nhiều khu đất trống đã được đào móng để xây khách sạn.

Phối cảnh dự án New City của chủ đầu tư.

Trước đây, khu rừng dương ven biển này được xem như  “lá phổi xanh” của thành phố Tuy Hòa, là tấm chắn để bảo vệ các khu dân cư cũng như bãi biển du lịch Long Thủy. Khu rừng này được người dân xã An Phú bỏ nhiều công sức trồng, chăm sóc, gìn giữ.

Ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đông An Phú, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa lo lắng: “Đây là chủ trương của tỉnh nên dân cũng không dám cản đâu. Xã An Phú là xã nghèo, bãi ngang, tất nhiên khi phá rừng thì về môi trường nhất định bị ảnh hưởng”.

Rừng phòng hộ ven biển xã An Phú bị chặt phá từ năm 2016. Mãi đến tháng 2/2017, Chủ đầu tư là Công ty Trách nhiện hữu hạn New City Việt Nam mới gửi Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Diện tích dự án hơn 120 héc ta, đa số là diện tích rừng phòng hộ ven biển, bị chặt phá tan hoang, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định giao đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên.

Ông Mai Kim Lộc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cho biết, nhà đầu tư vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục gửi gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định giao đất.

“Dự án này chưa có quyết định giao đất. Đây là rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, bảo vệ tài sản của con người. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh nhà, cứ rừng tự nhiên mà chúng ta không cho khai thác để phát triển thì tỉnh không thể nào đi lên được. Khách quan mà nói thì nó ảnh hưởng đến môi trường nhưng đứng về chủ quan thì đây là điều kiện để phát triển cho thành phố trong tương lai”.

Cả trăm ha rừng phòng hộ đã bị chặt để làm dự án New City

Dự án New City là một trong những dự án lớn tại tỉnh Phú Yên. Ông Lê Văn Hữu, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho rằng, Phú Yên là một tỉnh nghèo cần có các dự án lớn về du lịch. Tuy nhiên, không vì thế mà địa phương bỏ qua các quy định của pháp luật. Đối với rừng phòng hộ ven biển, không chỉ cần phải bảo vệ mà khi thực hiện các dự án lớn cũng phải chú ý giảm thiểu tác động. Rừng phòng hộ ven biển là tài sản vô giá, ảnh hưởng đến đời sống của người địa phương nên không thể đánh đổi để làm dự án.

Ông Lê Văn Hữu cho rằng, nếu thật sự cần thiết thì khi triển khai dự án cũng phải làm đúng quy định của pháp luật: “Lâu nay, địa phương trồng để bảo vệ rừng. Việc phát động, trồng rừng ở đó cho nó sống là vất vả lắm. Vùng cát mà sống lên được như thế rất là mừng. Phá rừng tràn lan hết thì rất là tiếc. Biến đổi khí hậu, vùng biển gió như vậy thì rừng là vô giá. Không thể đánh đổi bằng mọi giá. Chỉ có những dự án nào quá cần thiết thì cũng hết sức thận trọng, phải làm đúng quy trình”.

Thời gian gần đây, tại tỉnh Phú Yên, dư luận nhân dân rất bức xúc khi có nhiều dự án ảnh hưởng xấu về môi trường như: phá rừng để nuôi bò tại huyện Sông Hinh, hút cát sông Ba để san lấp nay lại thêm dự án New City phá rừng để làm sân golf./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kho hàng ở Thanh Hóa bốc cháy rừng rực trong đêm
Kho hàng ở Thanh Hóa bốc cháy rừng rực trong đêm

Ngọn lửa xuất phát từ khu sấy nguyên liệu rồi lan nhanh sang toàn bộ kho chứa hàng của công ty TNHH Quốc Đại (Thanh Hóa).

Kho hàng ở Thanh Hóa bốc cháy rừng rực trong đêm

Kho hàng ở Thanh Hóa bốc cháy rừng rực trong đêm

Ngọn lửa xuất phát từ khu sấy nguyên liệu rồi lan nhanh sang toàn bộ kho chứa hàng của công ty TNHH Quốc Đại (Thanh Hóa).

Hàng trăm hec-ta rừng phòng hộ bị phá để làm...du lịch
Hàng trăm hec-ta rừng phòng hộ bị phá để làm...du lịch

VOV.VN - Cả trăm ha rừng phòng hộ ven biển tại xã An Phú từng được xem là “lá phổi xanh” của thành phố Tuy Hòa đã và đang bị chặt phá.

Hàng trăm hec-ta rừng phòng hộ bị phá để làm...du lịch

Hàng trăm hec-ta rừng phòng hộ bị phá để làm...du lịch

VOV.VN - Cả trăm ha rừng phòng hộ ven biển tại xã An Phú từng được xem là “lá phổi xanh” của thành phố Tuy Hòa đã và đang bị chặt phá.

Vụ chết rừng phòng hộ: UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu trồng lại rừng
Vụ chết rừng phòng hộ: UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu trồng lại rừng

VOV.VN -  UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn yêu cầu đơn vị quản lý (Cty Công Lý) thực hiện các biện pháp khắc phục cây rừng bị chết.

Vụ chết rừng phòng hộ: UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu trồng lại rừng

Vụ chết rừng phòng hộ: UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu trồng lại rừng

VOV.VN -  UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn yêu cầu đơn vị quản lý (Cty Công Lý) thực hiện các biện pháp khắc phục cây rừng bị chết.

Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm
Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm

VOV.VN - Tại Cà Mau, chuyện nuôi ong ngoại ở rừng quốc gia U Minh Hạ khiến người dân địa phương lo lắng, doanh nghiệp nhận trách nhiệm.

Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm

Nuôi ong ngoại ở rừng, dân lo lắng, DN nói sẽ nhận trách nhiệm

VOV.VN - Tại Cà Mau, chuyện nuôi ong ngoại ở rừng quốc gia U Minh Hạ khiến người dân địa phương lo lắng, doanh nghiệp nhận trách nhiệm.

Cận cảnh khai thác tận diệt Sim rừng ở Điện Biên
Cận cảnh khai thác tận diệt Sim rừng ở Điện Biên

VOV.VN - Vài năm trở lại đây, tại Điện Biên, việc thu mua ồ ạt, khai thác tận diệt củ Sim đã khiến loài cây này ngày càng trở nên khan hiếm.

Cận cảnh khai thác tận diệt Sim rừng ở Điện Biên

Cận cảnh khai thác tận diệt Sim rừng ở Điện Biên

VOV.VN - Vài năm trở lại đây, tại Điện Biên, việc thu mua ồ ạt, khai thác tận diệt củ Sim đã khiến loài cây này ngày càng trở nên khan hiếm.