Quá tải án hành chính đối với tòa án cấp tỉnh

VOV.VN - Một số quy định của pháp luật như thay đổi quyền xét xử đối với án hành chính, dẫn đến số lượng án hành chính tòa án cấp tỉnh tăng đột biến.

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, HĐND TP Hà Nội khóa XV, báo cáo về công tác xét xử, ông Nguyễn Hữu Chính - Chánh án Tòa án nhân dân TP cho biết, từ tháng 12/2017 đến ngày 1/6/2018, Tòa án nhân dân hai cấp TP đã đã thụ lý 19.700 vụ án, giải quyết 12.729 vụ, đạt tỷ lệ 64,62% so với 6 tháng đầu năm 2017, số thụ lý tăng 8,5%, số giải quyết tăng 6,15%. Chất lượng xét xử án bị hủy 46 vụ, án sửa 472 vụ.

Ông Nguyễn Hữu Chính - Chánh án Tòa án nhân dân TP báo cáo HĐND về công tác xét xử.

Tòa án hai cấp còn 295 vụ án quá hạn và 504 vụ án tạm đình chỉ. Số án quá hạn tăng 170 vụ và án tạm đình chỉ giảm 112 vụ so với 6 tháng đầu năm 2017.

Lãnh đạo ngành tòa án Hà Nội đánh giá qua 12.729 vụ án đã giải quyết, các bản án, quyết định hình sự xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không xảy ra trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Chánh án TAND TP cho biết, nhiều vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án tham nhũng do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo đã được Tòa án khẩn trương đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, được dư luận đồng tình ủng hộ.

Cụ thể, vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị truy tố về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN và PVC; vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị Viện KSND tối cao truy tố về tội “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm bị truy tố về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng CP Đại Dương; vụ án Nguyễn Văn Đài và đồng phạm bị truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”…

Tuy nhiên, lãnh đạo Tòa án Hà Nội cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được Tòa án nhân hai cấp vẫn còn một số vụ án quá hạn, đặc biệt là án hành chính, án bị hủy, sửa. Nguyên nhân số lượng vụ việc tòa án hai cấp thành phố thụ lý giải quyết tăng nhưng biên chế không tăng, đặc biệt là thẩm phán. Nhiều vụ án phức tạp, nhạy cảm như vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm hay vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, đây là những vụ án có quy mô lớn, số người tham gia tố tụng lớn, hồ sơ lên đến hàng trăm nghìn bút lục. Tòa án nhân dân TP đã phải thành lập các tổ công tác bao gồm nhiều thẩm phán, cán bộ tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Ngoài ra, một số của quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn như việc thay đổi quyền xét xử đối với án hành chính, dẫn đến số lượng án hành chính tòa án cấp tỉnh giải quyết tăng đột biến (6 tháng thụ lý 867 vụ hành chính sơ thẩm, tăng 526 vụ so với cùng kỳ năm 2017) gây quá tải cho tòa án cấp tỉnh.

Theo ông Chính, việc giám định tâm thần theo quy định của Bộ  luật Tố tụng hình sự đối với bị can, bị cáo hiện vẫn chưa có cơ chế kiểm soát nên vẫn còn một số vi phạm trong hoạt động giám định, một số kết quả giám định pháp y tâm thần chưa chính xác, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố.

Lãnh đạo Viện KSND Hà Nội báo cáo kết quả hoạt động ngành kiểm sát Hà Nội.

Báo cáo HĐND Thành phố về công tác của Viện KSND TP, ông Nguyễn Duy Giảng Viện trưởng KSND TP cho biết, 6 tháng năm 2018, một số chỉ tiêu của VKS hai cấp thành phố có sự chuyển biến tích và cao hơn cùng kỳ như tỷ lệ yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra, tỷ lệ kiểm sát các vụ việc đều đạt 100%; tỷ lệ bắt giữ chuyển khởi tố hình sự đạt 99,5%; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, truy tố bị can đúng tội đạt 100%; giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKS đạt 95,6%...

Đặc biệt, không có trường hợp cơ quan điều tra, VKS hai cấp phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội, không có trường hợp tuyên bị cáo không phạm tội. Viện kiểm sát hai cấp đã ban hành 109 kiến nghị vi phạm trong lĩnh vực hình sự, 13 kiến nghị phòng ngừa trong lĩnh vực hình sự, ban hành 64 kiến nghị trong lĩnh vực kiểm sát dân sự, hành chính, KDTM, thi hành án dân sự, khiếu tố.

Ngành kiểm soát đề nghị, HĐND thành phố, UBND thành phố hỗ trợ kinh phí để cơ quan tố tụng hai cấp sớm đầu tư, trang bị các phương tiện ghi âm, ghi hình có âm thanh, sao chụp tài liệu theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện trang bị hệ thống giám sát phiên tòa để sớm tổ chức các phiên tòa trực tuyến; Nâng cấp các nhà tạm giữ tại cơ quan CSĐT công an cấp huyện để đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam an toàn và quyền con người; đề nghị HĐND TP giám sát chuyên đề giải quyết án hành chính góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết loại án này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội vay lại vốn ODA để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân
Hà Nội vay lại vốn ODA để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

VOV.VN - Theo UBND TP Hà Nội, năm 2018 TP sẽ phải trả lãi 6.452.353 yên tương đương 1.342 triệu đồng được bố trí từ ngân sách

Hà Nội vay lại vốn ODA để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

Hà Nội vay lại vốn ODA để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

VOV.VN - Theo UBND TP Hà Nội, năm 2018 TP sẽ phải trả lãi 6.452.353 yên tương đương 1.342 triệu đồng được bố trí từ ngân sách