Quản lý thế nào để đến 2030 không xảy ra thiếu nước nghiêm trọng?

VOV.VN - Dự báo đến 2030, nhu cầu nước của Việt Nam khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần hiện nay, nếu không được kiểm soát sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý nước gặp không ít khó khăn trong đó có liên quan đến việc thiếu thông tin, số liệu, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.

Vì vậy, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước sẽ giúp cho công tác quản lý nước hiệu quả hơn. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Mạnh Hà, Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước, Bộ Tài Nguyên và Môi trường về nội dung này.

PV: Thưa ông, với hiện trạng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước hiện nay gây khó khăn gì cho công tác quản lý tài nguyên nước?

Ông Ngô Mạnh Hà: Hiện nay, mặc dù đã có các hệ thống cơ sở dữ liệu nhưng vẫn còn phân tán chưa tập trung và rất nhiều các dữ liệu chưa được số hóa trên nền tảng công nghệ số. Vì vậy, thời gian để xử lý các thông tin dữ liệu còn hạn chế. Các hệ thống chưa được kết nối với nhau.

Ngoài cơ sở dữ liệu nền tảng của Bộ Tài nguyên và Môi trường ra đối với lĩnh vực tài nguyên nước còn rất nhiều các cơ sở dữ liệu khác có liên quan, đặc biệt là cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải.

Điều này sẽ gây tốn kém cho ngân sách nhà nước, đồng thời gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu vì mỗi hệ thống cơ sở dữ liệu lại đòi hỏi một format số liệu và dữ liệu khác nhau, dù vẫn chỉ liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước.

PV: Để nâng cao hiệu quả quản lý nước, theo ông cần bổ sung những chính sách, quy định gì?

Ông Ngô Mạnh Hà: Dự thảo Luật Tài nguyên nước lần này chúng tôi bổ sung một điều liên quan đến hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước. Chúng tôi sẽ thiết kế riêng một hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dùng chung, trong đó sẽ thu nhận tất cả các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành liên quan, đồng thời bổ sung quy định các chuẩn dữ liệu và xây dựng một hệ thống dùng chung.

Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ xây dựng hệ thống đó và các bộ, ngành khác kết nối dữ liệu vào, các tổ chức, cá nhân có thể cung cấp, chỉ cần một loại format, còn các bộ, ngành nào sử dụng sẽ chỉ cần thiết kế riêng một mô- đun để trích xuất dữ liệu này ra và xử lý, không cần phải mỗi Bộ lập mỗi Bộ một hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốn kém.

Chúng tôi đi trao đổi kinh nghiệm và học tập các nước trên thế giới thấy rằng, tất cả các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực tài nguyên nước là phải quản lý trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là cơ sở dữ liệu. Nếu không có cơ sở dữ liệu đồng bộ thì công tác quản lý nó sẽ rất kém hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều về mặt nhân lực, thay vì chúng ta phải có hàng nghìn, hàng chục nghìn người để đi quản lý, vận hành các công trình, nếu có hệ thống nền tảng công nghệ số, hệ thống quan trắc tự động thì sẽ giảm được rất nhiều nhân lực và chi phí cho Nhà nước.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước
Thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước

VOV.VN - Sáng 22/3 (giờ địa phương), diễn ra tại New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước tại phiên toàn thể Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023.

Thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước

Thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước

VOV.VN - Sáng 22/3 (giờ địa phương), diễn ra tại New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước tại phiên toàn thể Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023.