Quản lý theo dõi bệnh nhân sau ghép tạng bằng ứng dụng điện thoại

VOV.VN - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (UMC) vừa đưa vào triển khai Chương trình “Quản lý và giáo dục toàn diện bệnh nhân ghép tạng” tích hợp trong ứng dụng di động UMC Care, giúp chăm sóc và theo dõi lâu dài sau ghép tạng.

Theo TS.BS Phạm Văn Tấn – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, việc quản lý chặt chẽ quá trình ghép tạng vô cùng quan trọng. Từ trước khi ghép là quản lý nguồn tạng hiến, đến sau ghép là chống thải ghép, tăng cưỡng miễn dịch, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân…

Từ năm 2018, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM bắt đầu triển khai ghép tạng. Đến nay, Bệnh viện đang quản lý khoảng 200 bệnh nhân ghép thận và 50 bệnh nhân ghép gan. Bệnh viện đặt mục tiêu ghép tạng là ưu tiên hàng đầu trong 3 -5 năm tới, bao gồm ghép thận, ghép gan và mở rộng ra ghép tim.

Ông Trần Văn Đức - Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, trước đó, bệnh viện đã quản lý quá trình bệnh nhân điều trị bệnh, đến trước và sau ghép tạng, thường xuyên giữ liên lạc thông tin để tư vấn và giải đáp, hỗ trợ bệnh nhân qua các nhóm Zalo.

Tuy nhiên, chương trình “Quản lý và giáo dục toàn diện bệnh nhân ghép tạng” do Công ty TNHH Novartis Việt Nam và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM triển khai, tích hợp vào ứng dụng điện thoại di động lần này sẽ như một hệ sinh thái với nhiều thành phần thông tin cho bệnh nhân về vấn đề ghép tạng. Từ đó, công tác giáo dục và quản lý bệnh nhân được thuận tiện, hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giảm tải được công việc quản lý, theo dõi bệnh nhân so với thủ công trước đây để tập trung giải đáp, chăm sóc cho bệnh nhân. Còn đơn vị dược cũng có thể theo dõi được quá trình đáp ứng điều trị của bệnh nhân, từ đó có những cải tiến về thuốc, hỗ trợ kéo dài cuộc sống người bệnh.

Ông Đức nói: "Người bệnh đang nhập vào cái app đó là xem được tất cả, trước ghép tạng, trong và sau thời gian ghép tạng, về tất cả những nhu cầu thông tin về luật, sự chuẩn bị cũng như chế độ sử dụng thuốc men, dinh dưỡng và nhiều thắc mắc cần giải đáp khác. Tức là app là cái cầu nối thông tin giữa người bệnh và bác sĩ trao đổi với nhau. Người bệnh cũng có thể theo dõi được sức khỏe của mình qua app này”.

Trước đó, ứng dụng di động UMC Care đã được Đại học Y Dược TP.HCM phát triển từ năm 2021 và đã có khoảng 80.000 người dùng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thời điểm giao mùa, số lượng bệnh nhi ở Sơn La gia tăng
Thời điểm giao mùa, số lượng bệnh nhi ở Sơn La gia tăng

VOV.VN - Thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, nhất là đối với bệnh nhi.

Thời điểm giao mùa, số lượng bệnh nhi ở Sơn La gia tăng

Thời điểm giao mùa, số lượng bệnh nhi ở Sơn La gia tăng

VOV.VN - Thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi liên tục tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, nhất là đối với bệnh nhi.

Sau hơn nửa năm gián đoạn, Bệnh viện Nhi đồng 2 ghép gan trở lại
Sau hơn nửa năm gián đoạn, Bệnh viện Nhi đồng 2 ghép gan trở lại

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, một ca ghép gan đã được thực hiện sáng 26/6, sau 8 tháng tạm ngưng các ca phẫu thuật này vì nhiều lý do.

Sau hơn nửa năm gián đoạn, Bệnh viện Nhi đồng 2 ghép gan trở lại

Sau hơn nửa năm gián đoạn, Bệnh viện Nhi đồng 2 ghép gan trở lại

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, một ca ghép gan đã được thực hiện sáng 26/6, sau 8 tháng tạm ngưng các ca phẫu thuật này vì nhiều lý do.

Bệnh viện Nhi đồng 2 ngưng ghép tạng vì gặp khó
Bệnh viện Nhi đồng 2 ngưng ghép tạng vì gặp khó

VOV.VN -   Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vừa thông tin về nguyên nhân hoãn việc ghép gan khiến nhiều người lo lắng.

Bệnh viện Nhi đồng 2 ngưng ghép tạng vì gặp khó

Bệnh viện Nhi đồng 2 ngưng ghép tạng vì gặp khó

VOV.VN -   Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vừa thông tin về nguyên nhân hoãn việc ghép gan khiến nhiều người lo lắng.