Quản lý trang thiết bị y tế tại các địa phương còn nhiều bất cập

VOV.VN - Các địa phương cần sâu sát và làm tốt hơn công tác quản lý trang thiết bị y tế, thường xuyên kiểm tra, tránh những sự cố đáng tiếc.

Ngày 10/9, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý và tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các Nghị định của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Thời gian vừa qua, cả nước xảy ra khá nhiều sự cố y khoa liên quan đến bất cập trong công tác duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị y tế, trong đó có những vụ việc nghiêm trọng như sự cố gây chết người tại Khoa chạy thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Toàn cảnh Hội nghị

Không những thế, nhiều trường hợp trang thiết bị y tế chỉ được kiểm định đầu vào mà chưa được thường xuyên kiểm tra, kiểm định chất lượng sau khi đưa vào sử dụng dễ dẫn đến các sự cố y khoa, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh và sự an toàn của bệnh nhân.

Tuy nhiên, các địa phương hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quản lý, bảo trì các thiết bị y tế. Bác sĩ Nguyễn Hữu Tiến, Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Thái Bình nêu thực tế tại cơ sở: "Có rất nhiều loại trang thiết bị y tế khác nhau, mỗi loại trang thiết bị y tế lại có những đặc thù, liên quan đến sửa chữa, bảo hành. Trong khi hiện nay, giá thành của bảo hiểm y tế và thanh quyết toán khám chữa bệnh chưa liên quan đến kinh phí nhằm mục đích sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì… cũng là khó khăn cho các đơn vị tham gia công tác khám chữa bệnh".

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong quản lý thiết bị y tế, đặc biệt là các công đoạn, quy định trong bảo trì thiết bị y tế…

Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, Sở Y tế các địa phương cần sâu sát và làm tốt hơn công tác quản lý trang thiết bị y tế, có hướng dẫn cụ thể đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn; đồng thời, thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện, tránh những sự cố đáng tiếc.

Cụ thể, các cơ sở khám chữa bệnh phải rà soát lại toàn bộ các trang thiết bị đang sử dụng, căn cứ vào quy trình sử dụng của nhà sản xuất cũng như quy trình theo quy định của Pháp luật, tự rà soát để xây dựng các quy trình sử dụng các thiết bị trong cơ sở của mình, đảm bảo ràng buộc các trách nhiệm về pháp lý khi sử dụng thiết bị này giữa Giám đốc bệnh viện, giữa phòng vật tư, giữa các kỹ sư vận hành máy với các bác sĩ, nhân viên y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiến nghị làm rõ trách nhiệm sự cố y khoa làm 8 người chết ở Hòa Bình
Kiến nghị làm rõ trách nhiệm sự cố y khoa làm 8 người chết ở Hòa Bình

VOV.VN -Các gia đình nạn nhân vụ sự cố y khoa ở Hòa Bình khiến 8 người chết gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Y tế đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể.

Kiến nghị làm rõ trách nhiệm sự cố y khoa làm 8 người chết ở Hòa Bình

Kiến nghị làm rõ trách nhiệm sự cố y khoa làm 8 người chết ở Hòa Bình

VOV.VN -Các gia đình nạn nhân vụ sự cố y khoa ở Hòa Bình khiến 8 người chết gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Y tế đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể.

Những sự cố y khoa gây rúng động dư luận trong năm 2017
Những sự cố y khoa gây rúng động dư luận trong năm 2017

VOV.VN - Sự cố chạy thận làm 8 người chết, nhiễm khuẩn bệnh viện làm 4 trẻ sơ sinh tử vong… là những sự cố đau lòng chưa từng có của ngành y tế.

Những sự cố y khoa gây rúng động dư luận trong năm 2017

Những sự cố y khoa gây rúng động dư luận trong năm 2017

VOV.VN - Sự cố chạy thận làm 8 người chết, nhiễm khuẩn bệnh viện làm 4 trẻ sơ sinh tử vong… là những sự cố đau lòng chưa từng có của ngành y tế.

Không được né tránh khi có sự cố y khoa
Không được né tránh khi có sự cố y khoa

VOV.VN -“Nhân viên các cơ sở y tế, bệnh viện cần có kỹ năng, thái độ ứng xử với người bệnh, không né tránh trách nhiệm, không đổ lỗi khi có sự cố xảy ra".

Không được né tránh khi có sự cố y khoa

Không được né tránh khi có sự cố y khoa

VOV.VN -“Nhân viên các cơ sở y tế, bệnh viện cần có kỹ năng, thái độ ứng xử với người bệnh, không né tránh trách nhiệm, không đổ lỗi khi có sự cố xảy ra".