Quảng Bình xử lý nghiêm việc lãnh đạo xã bỏ nhiệm sở đi xem bóng chuyền

VOV.VN - UBND huyện Quảng Trạch đã có công văn gửi UBND xã Cảnh Hóa yêu cầu báo cáo giải trình sự việc, tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm nếu có.

UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa yêu cầu lãnh đạo UBND xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch báo cáo giải trình việc lãnh đạo, cán bộ xã bỏ nhiệm sở đi xem bóng chuyền, không bố trí người trực, làm việc tại trụ sở.

Trước đó, sáng 8/6, người dân đến trụ sở UBND xã Cảnh Hóa để xác nhận hồ sơ, giấy tờ thì bất ngờ khi thấy nhiều phòng làm việc khóa cửa.

Do lãnh đạo UBND xã không làm việc tại trụ sở nên nhiều người dân đến giao dịch hồ sơ, giấy tờ không có người xác nhận; các phòng làm việc của Chủ tịch UBND xã; Phó Chủ tịch UBND; Địa chính – Xây dựng; Trung tâm giao dịch một cửa; Văn phòng UBND xã đều trong tình trạng khóa cửa ngoài.

Được biết, các cán bộ, lãnh đạo UBND xã Cảnh Hóa đã đi xem, cổ vũ cho đội bóng chuyền của xã thi đấu ở huyện tham gia giải kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Quảng Trạch.

Nhận được ý kiến phản ánh của người dân, UBND huyện Quảng Trạch đã có công văn gửi UBND xã Cảnh Hóa yêu cầu báo cáo giải trình sự việc, tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm (nếu có).

Huyện Quảng Trạch cũng yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, UBND các xã thực hiện nghiêm túc các quy định về kỷ cương, kỷ luật hành chính, bố trí cán bộ trực cơ quan, trực bộ phận Một cửa, không làm ảnh hưởng đến giải quyết công việc và giao dịch đối với người dân.

Ông Phan Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết: "Huyện đã chỉ đạo xã báo cáo lại sự việc cụ thể như thế nào, nếu có vi phạm sẽ xử lý. Huyện đã có văn bản gửi về xã yêu cầu xã báo cáo lại, quan điểm vi phạm sẽ xử lý nghiêm”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể
Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể

VOV.VN - Theo ông Lê Quốc Lý, cần phải thay đổi cách đánh giá cán bộ. Nếu một cán bộ ở vị trí lãnh đạo mà lúc nào cũng giữ mình tròn trĩnh, không hành động vì lợi ích chung sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Mà hệ lụy lớn nhất là đánh mất niềm tin của nhân dân.

Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể

Trị bệnh “sợ sai, sợ trách nhiệm”: Đánh giá cán bộ bằng tiêu chí cụ thể

VOV.VN - Theo ông Lê Quốc Lý, cần phải thay đổi cách đánh giá cán bộ. Nếu một cán bộ ở vị trí lãnh đạo mà lúc nào cũng giữ mình tròn trĩnh, không hành động vì lợi ích chung sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Mà hệ lụy lớn nhất là đánh mất niềm tin của nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phải có thái độ rõ ràng với cán bộ sợ trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phải có thái độ rõ ràng với cán bộ sợ trách nhiệm

VOV.VN - “Đất nước đang rất khó khăn nhưng có tình trạng đùn đẩy, né tránh như vậy làm cản trở sợ phát triển, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính Nhà nước”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phải có thái độ rõ ràng với cán bộ sợ trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phải có thái độ rõ ràng với cán bộ sợ trách nhiệm

VOV.VN - “Đất nước đang rất khó khăn nhưng có tình trạng đùn đẩy, né tránh như vậy làm cản trở sợ phát triển, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính Nhà nước”.

Cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm là một kiểu “tự diễn biến”
Cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm là một kiểu “tự diễn biến”

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia tâm lý, sợ sai không dám làm là một kiểu “tự diễn biến” mới trong quan niệm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Tư tưởng không những làm chậm trễ, đình trệ hoạt động công vụ, gây bức xúc trong nhân dân mà còn cản trở động lực phát triển.

Cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm là một kiểu “tự diễn biến”

Cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm là một kiểu “tự diễn biến”

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia tâm lý, sợ sai không dám làm là một kiểu “tự diễn biến” mới trong quan niệm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Tư tưởng không những làm chậm trễ, đình trệ hoạt động công vụ, gây bức xúc trong nhân dân mà còn cản trở động lực phát triển.