Quảng Nam khẩn trương sắp xếp dân cư, ổn định sinh kế ở vùng sạt lở núi

VOV.VN - Gần 5 tháng sau các đợt mưa bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương dồn mọi nguồn tập trung khắc phục, gắn với đề án sắp xếp dân cư miền núi, ổn định sinh kế lâu dài cho người dân.

Gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật lâu đời, người dân thôn 3, xã vùng cao Phước Lộc, huyện miền núi Phước Sơn từng có cuộc sống khấm khá trong vùng. Đồng bào nơi đây còn trồng lúa nước, cây dược liệu, thu nhập ổn định. Vậy mà, ngôi làng từng là niềm tự hào của xã Phước Lộc đã bị xóa sổ trong cơn bão số 9 hồi tháng 10 năm ngoái. Nhà cửa, tài sản, thùng nuôi ong bị lũ cuối phăng. Ruộng lúa nước bên kia con suối giờ cũng trở thành bãi sỏi đá bồi lấp.

5 tháng qua, ông Hồ Văn Đức và nhiều gia đình ở thôn 3, xã Phước Lộc vẫn còn ở trong ngôi nhà tạm. Cái ăn của gia đình chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp của chính quyền, ông Hồ Văn Đức mong muốn, Nhà nước sớm hỗ trợ khắc phục lại nương rẫy, thủy lợi để bà con ổn định sản xuất.

“Ruộng lấp hết không còn nữa, bây giờ chủ yếu phát rẫy thôi. Nhờ chính quyền và kiểm lâm chỉ chỗ khác cho bà con phát rẫy làm ăn. Nếu không phát rẫy thì bà con không thể xóa đói giảm nghèo được”, ông Đức nói.

Phước Lộc là 1 trong 3 xã vùng cao huyện miền núi huyện Phước Sơn bị thiệt hại nặng nề trong các đợt mưa bão cuối năm ngoái. 43 hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà của, tài sản. Đến nay, mới chỉ có một nửa số hộ được hỗ trợ dựng lại nhà mới, còn lại đang phải ở nhà tạm chờ bố trí đất tái định cư để làm nhà, 3 người bị vùi lấp trong trận lở núi vẫn còn mất tích.

Ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn cho biết, khó khăn nhất hiện nay là sớm ổn định sinh kế lâu dài, bởi hầu hết ruộng vườn, nương rẫy của bà con bị xói lở, bồi lấp, phương tiện sản xuất cũng bị lũ cuối trôi.

“Hiện nay, cả xã có hơn 32ha ruộng lúa, đảm bảo lương thực cho bà con 1 năm, nhưng hiện chỉ còn khoảng 7ha sản xuất thì không thể đảm bảo lương thực 100% được. Nhà nước vẫn phải tiếp tục cấp gạo cho nhân dân sau bão lũ. Xã định hướng cho nhân dân phục hồi ruộng rẫy bị bồi lấp. Còn lại tập trung trồng lúa rẫy, bắp sắn để bù lại lương thực thiếu hụt”, ông Lưu Huyền Thoại cho hay.

Theo ông Đoàn Văn Thông, Bí thư Huyện ủy Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, tỉnh đã bố trí hơn 65 tỷ đồng để tập trung khắc phục hậu quả sau thiên tai. Đến nay, đường đi các xã bị sạt lở đã cơ bản khắc phục, thông tuyến bước 1, còn lại hàng chục cầu cống, ngầm tràn qua các sông, khe suối bị lũ phá hỏng, cắt đứt chưa thể khắc phục. Trong số 166 hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà, mất hết tài sản, mới chỉ có một nửa số hộ dân được hỗ trợ dựng lại nhà mới, số còn lại đang chờ đất bố trí tái định cư.

Cũng theo ông Thông, trên địa bàn 3 xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc ở đâu cũng thấy núi rừng sạt lở, nham nhở, đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực và mất nhiều thời gian đánh giá, lựa chọn vị trí an toàn để lập làng mới cho bà con: “Chắc chắn nguồn lực là rất khó, bởi vì Phước Sơn là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Tỷ lệ hộ nghèo cũng còn cao, đặc biệt là các xã vùng cao. Trung ương, tỉnh cần quan tâm hỗ trợ nguồn lực để tái thiết lại cơ sở hạ tầng bị hư hỏng do bão số 9 năm ngoái gây ra”.

Quảng Nam là một trong những địa phương sớm triển khai Đề án sắp xếp lại dân cư vùng miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 3 năm triển khai, tỉnh này đã sắp xếp lại 6.500 hộ dân vào các khu tái định cư an toàn. Thế nhưng, từ sau các trận sạt lở núi, lũ quét vùi lấp nhiều bản làng trong mùa mưa bão năm ngoái, tỉnh Quảng Nam đang tính toán, cơ cấu lại chính sách đầu tư phát triển miền núi.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc lựa chọn địa điểm sắp xếp dân cư mới phải phù hợp với đặc điểm địa hình từng khu vực, đảm bảo an toàn và đủ điều kiện sản xuất ổn định sinh kế lâu dài.

“Đợt thiên tai năm 2020 gây thiệt hại rất lớn. Quảng Nam sẽ đánh giá lại toàn diện việc phát triển một cách bền vững hơn đối với khu vực miền núi, bao gồm bố trí sắp xếp dân cư ổn định lâu dài, gắn với xây dựng các công trình hạ tầng, công trình phát triển kinh tế trên địa bàn có nguy cơ sạt lở. Đặc biệt, lưu ý về công tác bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên. Phát triển sinh kế của đồng bào dựa vào đặc điểm của từng địa bàn cụ thể. Đây là vấn đề rất quan trọng mà tỉnh Quảng Nam đề ra chiến lược trong 10 năm tới để phát triển kinh tế bền vững khu vực miền núi”, ông Lê Trí Thanh nói./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân vùng sạt lở núi ở Nam Trà My nhận nhà mới đón Tết
Người dân vùng sạt lở núi ở Nam Trà My nhận nhà mới đón Tết

VOV.VN - Làng mới của người dân ở nóc Ông Sinh, thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My nằm trên khu đất rộng 3.000 m2, cách làng cũ vài trăm mét. Mỗi hộ dân được chính quyền địa phương cấp 200 m2 đất để dựng nhà ở mới.

Người dân vùng sạt lở núi ở Nam Trà My nhận nhà mới đón Tết

Người dân vùng sạt lở núi ở Nam Trà My nhận nhà mới đón Tết

VOV.VN - Làng mới của người dân ở nóc Ông Sinh, thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My nằm trên khu đất rộng 3.000 m2, cách làng cũ vài trăm mét. Mỗi hộ dân được chính quyền địa phương cấp 200 m2 đất để dựng nhà ở mới.

Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam
Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam

VOV.VN - Hôm nay (12/11), ở vùng núi Quảng Nam có mưa, nguy cơ sạt lở đất tiếp tục đe doạn cuộc sống người dân. Trong khi đó, một số thủy điện xả lũ nên những vùng thấp trũng tiếp tục ngập  lụt.

Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam

Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam

VOV.VN - Hôm nay (12/11), ở vùng núi Quảng Nam có mưa, nguy cơ sạt lở đất tiếp tục đe doạn cuộc sống người dân. Trong khi đó, một số thủy điện xả lũ nên những vùng thấp trũng tiếp tục ngập  lụt.

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển
Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

VOV.VN - Cứ vào mùa mưa bão, hơn 10.000 người dân nằm dọc các sông, suối, ven núi ở tỉnh Quảng Nam lại nơm nớp lo âu vì tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

VOV.VN - Cứ vào mùa mưa bão, hơn 10.000 người dân nằm dọc các sông, suối, ven núi ở tỉnh Quảng Nam lại nơm nớp lo âu vì tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.