Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn cuối vụ Đông Xuân

VOV.VN - Những ngày qua, nước mặn liên tục xâm nhập sâu vào bể hút Trạm bơm điện 19 Tháng 5 ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam khiến nhiều diện tích lúa vụ Đông Xuân ở địa phương này có nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới.

Trước tình trạng này, chính quyền địa phương đã lắp đặt thêm máy bơm dã chiến bơm tưới cho cây trồng. 

Vụ Đông Xuân năm nay, ông Lư Văn Dũng, ở thôn Lang Châu Bắc, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên sản xuất 6 sào lúa. Diện tích này phụ thuộc nguồn nước tưới của Trạm bơm điện 19 Tháng 5; tuy nhiên, hơn một tuần nay, nước mặn liên tục xâm nhập sâu vào bể hút trạm bơm, gây khó khăn trong việc vận hành cung ứng nước tưới. Theo ông Dũng, nông dân gặp nhiều khó khăn, lúa gần đến kỳ thu hoạch bị nước nhiễm mặn. Điều ông lo lắng nhất là vụ Hè Thu sắp tới nếu tình trạng khô hạn, nhiễm mặn sẽ rất khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Dũng cho biết: “Nhờ các cấp giúp đỡ cho người dân ở đây có trạm bơm chống hạn, giảm bớt tình trạng nước nhiễm mặn. Mùa hạn năm nào cũng tái diễn. Còn 10 ngày nữa đến ngày thu hoạch nhưng hiện vẫn thiếu nước do bị nhiễm mặn.”

Hiện nay, hàng trăm hộ dân ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam lo lắng trước tình trạng nhiễm mặn đến sớm hơn mọi năm. Vụ Đông Xuân năm nay, xã viên của HTX nông nghiệp Duy Phước canh tác gần 500 héc ta lúa và 150 héc ta hoa màu các loại. Từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít hơn hẳn so với những năm trước, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện ít vận hành xả nước về vùng hạ du khiến nhiễm mặn liên tục diễn ra.

Theo ông Lê Trung Nam, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Duy Phước, huyện Duy Xuyên, 2 tháng nay, mặn liên tục xâm nhập, nồng độ liên tục tăng, có thời điểm vượt mức 10 phần nghìn. Vì vậy, toàn bộ gần 500 ha lúa của xã Duy Phước xã Duy Vinh và gần 30 ha đất sản xuất của xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phụ thuộc vào Trạm bơm 19 Tháng 5 đối mặt với nguy cơ khô hạn nặng.

Hiện nay, đơn vị này đã triển khai lắp đặt thêm 5 máy bơm dã chiến và đắp tạm một đập bổi chiều dài 20m, cao gần 2m nhằm trữ nước, ngăn mặn, phục vụ bơm tưới cho cây trồng. Ông Lê Trung Nam, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Duy Phước, huyện Duy Xuyên cho biết: đơn vị đã phối hợp với các ngành liên quan theo dõi chặt chẽ lịch thủy triều, tận dụng tối đa nguồn nước hồi quy từ các khu vực khác để bơm tưới.

Ông Lê Trung Nam cho biết: “Hai tuần nay mặn bị uy hiếp liên tục cho nên trạm bơm không thể bơm được. Hiện nay, lúa đang vào giai đoạn chín tới nếu không cứu được thì năng suất sẽ bị thất thu. Chúng tôi nhờ Công ty khai thác thủy lợi Quảng Nam tạo nguồn dẫn nước tới đó 5 cây số để cứu cho diện tích lúa dọc theo kênh. Hè thu sắp tới cần có nguồn nước bổ sung, đặc biệt các hồ thủy điện ở thượng nguồn cũng đề nghị vận hành liên hồ để đẩy mạnh xuống hạ du.”

Để đảm bảo cho Trạm bơm điện 19 Tháng 5 hoạt động ổn định, các ngành liên quan huyện Duy Xuyên đang triển khai nạo vét lạch dẫn nước trên nhiều tuyến sông, hệ thống kênh chính, bể hút. Ông Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết: về lâu dài, địa phương chỉ đạo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể những diện tích lúa không chủ động nguồn nước tưới chuyển sang cây trồng cạn, cây ngắn ngày, hoặc giống chịu hạn nhằm tiết kiệm nguồn nước.

Ông Phan Xuân Cảnh nhấn mạnh: “Tình hình hạn mặn ở cuối vụ đã ở mức cao, chúng tôi đã chi viện bằng cách là bổ sung từ các nguồn nước ở trạm bơm xuyên đông tạo nguồn cho trạm bơm dã chiến 3 tháng 2 Duy Phước. Phương châm của chúng tôi sau khi cắt nước vụ đông xuân giữ nước lại chuẩn bị phương án cho vụ hè thu. Các phương án chống hạn sẵn sàng để đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho sản xuất vụ hè thu.”

Trước tình hình thời tiết nắng nóng và diễn biến bất thường như hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã khuyến khích nông dân tưới tiết kiệm. Kể cả đối với những người quản lý hồ cùng phải tưới tiết kiệm. Đồng thời khuyến khích bà con be bờ giữ nước, đắp chặn các kênh tiêu để tận dụng nước hồi quy tưới trở lại những vùng thấp.

Ông Trương Xuân Tý, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết: “Do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng và mặn xâm nhập cũng có một số diện tích ở Duy Xuyên bị nhiễm mặn. Sở đã chỉ đạo Công ty thủy lợi Quảng Nam tăng cường vận hành trạm bơm xuyên đông cấp phiên nước cuối cùng cho khu vực bị nhiễm mặn. Để chủ động ứng phó với hạn hán, ngay từ đầu vụ Đông Xuân, UBND tỉnh đã xây dựng phương án phòng chống hạn và nhiễm mặn trình các cấp. Đối với vụ hè thu, Sở tiếp tục chỉ đạo các địa phương sử dụng các bộ giống ngắn ngày và trung ngày./.”

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?
Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?

VOV.VN - Hiện nay, chuẩn bị bước vào mùa mưa, độ mặn trên hệ thống sông, rạch ở tỉnh Tiền Giang và Bến Tre giảm dần. Song nguồn nước ngọt tại nhiều khu vực vẫn còn khá dồi dào, chưa có thiệt hại về sản xuất, nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt cơ bản đảm bảo.

Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?

Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?

VOV.VN - Hiện nay, chuẩn bị bước vào mùa mưa, độ mặn trên hệ thống sông, rạch ở tỉnh Tiền Giang và Bến Tre giảm dần. Song nguồn nước ngọt tại nhiều khu vực vẫn còn khá dồi dào, chưa có thiệt hại về sản xuất, nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt cơ bản đảm bảo.

Bộ đội tham gia cấp nước ngọt cho các hộ dân vùng hạn mặn biên giới Giang Thành
Bộ đội tham gia cấp nước ngọt cho các hộ dân vùng hạn mặn biên giới Giang Thành

VOV.VN - Trong 2 ngày 7 và 8/4, hơn 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện Giang Thành, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn bộ binh 519 cùng chính quyền và lực lượng dân quân tự vệ xã Phú Mỹ đã cấp hơn 70 m3 nước cho trên 60 hộ gia đình

Bộ đội tham gia cấp nước ngọt cho các hộ dân vùng hạn mặn biên giới Giang Thành

Bộ đội tham gia cấp nước ngọt cho các hộ dân vùng hạn mặn biên giới Giang Thành

VOV.VN - Trong 2 ngày 7 và 8/4, hơn 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện Giang Thành, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn bộ binh 519 cùng chính quyền và lực lượng dân quân tự vệ xã Phú Mỹ đã cấp hơn 70 m3 nước cho trên 60 hộ gia đình

Tiền Giang nỗ lực “cứu” hơn 15.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái vùng hạn mặn
Tiền Giang nỗ lực “cứu” hơn 15.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái vùng hạn mặn

VOV.VN - Sau khi thu hoạch xong 23.000 ha lúa Đông xuân chính vụ, các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang còn hơn 15.000 ha diện tích lúa Đông Xuân muộn, vườn cây ăn trái, hoa màu có nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt.

Tiền Giang nỗ lực “cứu” hơn 15.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái vùng hạn mặn

Tiền Giang nỗ lực “cứu” hơn 15.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái vùng hạn mặn

VOV.VN - Sau khi thu hoạch xong 23.000 ha lúa Đông xuân chính vụ, các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang còn hơn 15.000 ha diện tích lúa Đông Xuân muộn, vườn cây ăn trái, hoa màu có nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt.