Rất ít gia đình đồng ý cải tạo nhà để người khuyết tật tự mình di chuyển

VOV.VN - "Không nhà nào đồng ý cải tạo để người khuyết tật tự đi lên được. Thế nên cần phải nâng cao nhận thức cho gia đình, cho chính quyền địa phương hỗ trợ việc này”.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, người khuyết tật ở Việt Nam chiếm hơn 13% dân số và phải đối với mặt nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận nhà ở, công trình công cộng chưa phù hợp, thường người khuyết tật bị cô lập trong chính môi trường sống của họ do không thể tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Hiện, việc xây dựng mô hình nhà ở có thiết kế phù hợp với người khuyết tật vẫn là vấn đề chưa được giải quyết.

Hiện Việt Nam có khoảng 13% dân số, tương đương với khoảng 12 triệu người sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật, trung bình cứ 5 hộ gia đình thì có 1 hộ có người khuyết tật. Thế nhưng, người khuyết tật ở Việt Nam phải đối với mặt nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận nhà ở, công trình công cộng chưa phù hợp với người khuyết tật. Hiện việc xây dựng mô hình nhà ở có thiết kế phù hợp với người khuyết tật vẫn đang là vấn đề chưa được giải quyết.

Bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sống độc lập cho biết, một số công trình công cộng hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật, thế nhưng về nhà ở thì hầu hết chưa phù hợp: “Thực trạng hiện nay là mỗi người ở một nhà, một kiểu và thêm một điều là gia đình không quan tâm đến chuyện đó, họ đều nghĩ là có người bế, có người khiêng nên người khuyết tật lại mất đi tự chủ của mình, muốn đi đâu lại phải có người bế, người khiêng. Có nhiều người đi xe lăn là khuyết tật nặng, đi xe lăn điện, rất cần đường dốc nhưng nhà đều có bậc. Không nhà nào đồng ý cải tạo để  người khuyết tật tự đi lên được. Thế nên cần phải nâng cao nhận thức cho gia đình, cho chính quyền địa phương hỗ trợ việc này”.

Với điều kiện hiện nay, việc xây dựng mô hình nhà ở cho người khuyết tật không dễ dàng bởi còn rất nhiều vấn đề liên quan như: kinh phí xây dựng, nhận thức của gia đình người khuyết tật về việc thiết kế nhà ở sao cho phù hợp với các thành viên gia đình khi cả người bình thường và người khuyết tật cùng sống chung. Ngoài ra, việc cải tạo các công trình công cộng cũng đang “bỏ quên” quyền của của người khuyết tật.

Anh Phạm Quang Khoát, Trưởng Ban Thanh niên Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cho rằng: “Mặc dù có những công trình có đường tiếp cận cho người khuyết tật nhưng người khuyết tật không tiếp cận được, có đường đi lên nhưng lại quá dốc và không có tay vịn thì người khuyết tật không thể tiếp cận được. Thứ hai, trong quá trình cải tạo cũng đâu đó bỏ quên người khuyết tật. Tôi nghĩ rằng, nên đánh giá mức độ của các công trình đó sau khi cải tạo và có sự giám sát của các tổ chức của người khuyết tật sẽ làm cho công trình đó được tốt lên”.

Theo bà Đinh Thị Thụy, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam, mặc dù hiện đã có các công trình tính đến yếu tố tiếp cận cho người khuyết tật nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xây dựng, thiết kế các công trình công cộng, trụ sở và đặc biệt là nhà ở cho người khuyết tật.

Theo Quyết định 1190 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021-2025 thì 80% công trình xây dựng mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước như nhà ga, bến xe, bến tàu, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao, nhà chung cư xây mới đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, nhiều địa phương không biết đến các quy định hiện hành. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát mới chỉ đề cập đến ngân sách hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng và chất lượng nhà, chưa nói rõ đến kỹ thuật; chưa có sự nhận thức đầy đủ về mong muốn của người khuyết tật và thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp quản lý ở các địa phương; Nhiều công trình khi thiết kế đã bỏ qua yêu cầu tiếp cập của người khuyết tật. Chưa có chính sách và cơ chế khuyến khích xây dựng công trình cho người khuyết tật sử dụng phù hợp…

Các tổ chức mới chỉ trao xe lăn, trao gậy, trao các phương tiện trợ giúp thôi, chưa có những hỗ trợ hay vận động, hướng dẫn cho các hộ gia đình có người khuyết tật sử dụng trang thiết bị này dẫn đến có người có xe nhưng không sử dụng được bởi vì nhà có 2 bậc, 3 bậc và không tiếp cận được, nhà vệ sinh nếu sử dụng xe lăn là không phù hợp. Đây cũng là một trong những vướng mắc, dù có hỗ trợ trang thiết bị nhưng gia đình nhiều người khuyết tật cũng chưa chủ động cải tạo các điều kiện để tiếp cận.

Để hỗ trợ nhà ở cho người khuyết tật, trong khuôn khổ dự án “Nhà ở tươm tất, cuộc sống tươi đẹp”, Tổ chức hỗ trợ gia cư (Habitat for Humanity Việt Nam) đã giúp 233 thành viên cộng đồng và cán bộ ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam xây dựng nhà ở hòa nhập và nâng cao kiến thức về quyền của người khuyết tật cũng như các tiêu chuẩn của nhà ở hòa nhập. Đồng thời đề nghị nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương trên cả nước.

Bà Ngọc Anh, đại diện Tổ chức Habitat for Humannity Việt Nam mong muốn: “Ngân hàng chính sách hoặc bất cứ tổ chức tài chính nào nếu muốn họ cho vay tiền để sửa nhà thì rất khó bởi họ cho vay để phát triển kinh tế  chứ không cho vay tiền để xây nhà. Bên chúng tôi phải tạo ra năng lực để tạo ra nguồn vốn quay vòng để hộ này xây xong trả vốn để người khác được vay. Cho nên chúng tôi tận dụng điểm mạnh của mình là vừa có kiến thức chuyên sâu về xây nhà, vừa có hệ thống chuỗi các quỹ tín dụng được quản lý bởi các cơ quan địa phương”.

Hỗ trợ người khuyết tật về nhà ở và công trình phụ trợ chính là công tác an sinh xã hội, chăm lo, thực hiện quyền của người khuyết tật, giúp họ nỗ lực hơn nữa, phát huy bản thân vươn lên trong cuộc sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà ở xã hội phải thuộc Nhà nước và chỉ cho thuê
Nhà ở xã hội phải thuộc Nhà nước và chỉ cho thuê

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, Nhà nước phải có quỹ nhà trong tay để điều tiết tình hình nhà ở, nên nhà ở xã hội phải nằm trong tay Nhà nước và Nhà nước chỉ cho thuê, không bán.        

Nhà ở xã hội phải thuộc Nhà nước và chỉ cho thuê

Nhà ở xã hội phải thuộc Nhà nước và chỉ cho thuê

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, Nhà nước phải có quỹ nhà trong tay để điều tiết tình hình nhà ở, nên nhà ở xã hội phải nằm trong tay Nhà nước và Nhà nước chỉ cho thuê, không bán.        

Cần nghiên cứu xây dựng một đạo luật riêng về công tác xã hội
Cần nghiên cứu xây dựng một đạo luật riêng về công tác xã hội

VOV.VN - Tiến sĩ Lê Thị Vân Anh cho rằng, đã đến lúc cần nghiên cứu để xây dựng một đạo luật riêng về công tác xã hội. Trong đó có các quy định về công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp.

Cần nghiên cứu xây dựng một đạo luật riêng về công tác xã hội

Cần nghiên cứu xây dựng một đạo luật riêng về công tác xã hội

VOV.VN - Tiến sĩ Lê Thị Vân Anh cho rằng, đã đến lúc cần nghiên cứu để xây dựng một đạo luật riêng về công tác xã hội. Trong đó có các quy định về công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp.

Nhiều người khuyết tật chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội, thiếu việc làm
Nhiều người khuyết tật chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội, thiếu việc làm

VOV.VN - Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên. Mặc dù đã có những kết quả tốt trong công tác trợ giúp người khuyết tật, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng cơ sở xã hội thiếu thốn, chưa thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật.

Nhiều người khuyết tật chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội, thiếu việc làm

Nhiều người khuyết tật chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội, thiếu việc làm

VOV.VN - Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên. Mặc dù đã có những kết quả tốt trong công tác trợ giúp người khuyết tật, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng cơ sở xã hội thiếu thốn, chưa thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật.