Rừng ở Quảng Nam bị tàn phá, chính quyền địa phương bất lực?

VOV.VN - Người dân xã Tiên Lãnh (Tiên Phước, Quảng Nam) bức xúc khi cả trăm ha rừng phòng hộ ở đây bị chặt phá, chính quyền địa phương hầu như bất lực.

Trong khi vụ tàn phá gần 61 héc ta rừng ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định chưa hết nóng với hàng loạt cán bộ bị tạm đình chỉ công tác, các chủ tịch UBND xã, huyện nơi quản lý địa bàn bị xử lý trách nhiệm thì tại Quảng Nam, dư luận không khỏi bức xúc khi cả trăm héc ta rừng phòng hộ ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước cũng bị chặt phá trước sự bất lực của chính quyền và ngành chức năng địa phương. Với tốc độ phá rừng như hiện nay, không chóng thì chầy, hơn 2.600 héc ta rừng phòng hộ ở huyện Tiên Phước sẽ bị san phẳng để trồng keo.

Rừng bị phá sach để lấy gỗ và lấy đất để trồng keo.

Tiểu khu 556, 557 nằm tận rừng sâu. Để đến được nơi này phải lội bộ vài tiếng đồng hồ. Trời mưa, nước sông dâng cao thì chẳng một ai có thể đặt chân đến đây. Vậy mà các đối tượng phá rừng vẫn vô tư chặt phá rừng phòng hộ lấy gỗ, trồng keo. Đứng phía sau các đối tượng phá rừng này là ai?

Ông Dương Văn Tỵ, thành viên nhóm 16 người thuộc Đội Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ xã Tiên Lãnh cho biết, có người nhận quản lý bảo vệ rừng nhưng không hề biết đất rừng mình quản lý ở đâu. Nghĩa là cứ đến tháng nhận tiền, rừng mất mặc kệ. Ông Tỵ nói rằng, cán bộ huyện, xã thì không bao giờ thấy mặt, vì vậy các đối tượng phá rừng mặc sức tung hoành

“Phá rừng liên tục nhưng chưa ai đi tù, vì không làm ra sự việc. Cán bộ ở tỉnh làm việc nhà nước nhưng nghỉ hưu rồi, đun tiền cho người dân phát, nói cứ làm cho tau không sợ bắt, bắt bớ tau lo, cho nên cứ phát. Cán bộ vô được nhà nước chung chạ, đứng chân chớ người dân không có tiền để phát”, ông Tỵ cho hay.

Nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ chắn cả lối đi.

Xã Tiên Lãnh nằm cách trung tâm huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam khoảng 30 cây số. Khu vực rừng bị tàn phá nằm giáp ranh với các huyện miền núi Bắc Trà My, Hiệp Đức, đường sá đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, so với các huyện vùng cao ở tỉnh Quảng Nam thì khu vực này chưa thể nói là núi cao vực thẳm.

“Đất Tiên Lãnh trước đây có nông trường dứa người ta lên làm, cho nên sau này người dân có thói quen vào rừng canh tác trên đất cũ. Cứ như vậy, công tác quản lý địa bàn của xã Tiên Lãnh thực sự yếu, và có thể nói là nhiều năm gần đây có dấu hiệu buông lỏng”, ông Hường Văn Minh, Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước nói.

Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, ông Hường Văn Minh thừa nhận, nguyên nhân dẫn đến vụ phá gần 110 héc ta rừng phòng hộ ở xã Tiên Lãnh kéo dài từ năm 2013 đến nay là do buông lỏng quản lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công bố kỷ luật nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai
Công bố kỷ luật nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

VOV.VN - Vi phạm, khuyết điểm của ông Phạm Thế Dũng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật. 

Công bố kỷ luật nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Công bố kỷ luật nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

VOV.VN - Vi phạm, khuyết điểm của ông Phạm Thế Dũng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật. 

Sai phạm "đặc biệt nghiêm trọng" của nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai
Sai phạm "đặc biệt nghiêm trọng" của nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai

VOV.VN - Những sai phạm của ông Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai được coi là đặc biệt nghiêm trọng

Sai phạm "đặc biệt nghiêm trọng" của nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Sai phạm "đặc biệt nghiêm trọng" của nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai

VOV.VN - Những sai phạm của ông Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai được coi là đặc biệt nghiêm trọng

Tạm giữ 7 đối tượng liên quan vụ nổ súng bắn chết người ở Gia Lai
Tạm giữ 7 đối tượng liên quan vụ nổ súng bắn chết người ở Gia Lai

VOV.VN - Liên quan tới vụ nổ súng bắn chết người tại thành phố Pleiku, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã tạm giữ hình sự 7 đối tượng trong vụ án.

Tạm giữ 7 đối tượng liên quan vụ nổ súng bắn chết người ở Gia Lai

Tạm giữ 7 đối tượng liên quan vụ nổ súng bắn chết người ở Gia Lai

VOV.VN - Liên quan tới vụ nổ súng bắn chết người tại thành phố Pleiku, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã tạm giữ hình sự 7 đối tượng trong vụ án.

Yêu cầu kỷ luật Đảng 3 cán bộ Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai
Yêu cầu kỷ luật Đảng 3 cán bộ Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai

VOV.VN - 3 cán bộ của Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai đã để xảy ra sai phạm tài chính với số tiền hơn 11 tỷ đồng. 

Yêu cầu kỷ luật Đảng 3 cán bộ Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai

Yêu cầu kỷ luật Đảng 3 cán bộ Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai

VOV.VN - 3 cán bộ của Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai đã để xảy ra sai phạm tài chính với số tiền hơn 11 tỷ đồng. 

Gia Lai: Bắt quả tang cơ sở nhúng sầu riêng bằng hóa chất
Gia Lai: Bắt quả tang cơ sở nhúng sầu riêng bằng hóa chất

VOV.VN - Chiều 13/9, Công an tỉnh Gia Lai bắt quả tang một cơ sở buôn bán trái cây ở thành phố Pleiku đang tiến hành nhúng quả sầu riêng bằng hóa chất.

Gia Lai: Bắt quả tang cơ sở nhúng sầu riêng bằng hóa chất

Gia Lai: Bắt quả tang cơ sở nhúng sầu riêng bằng hóa chất

VOV.VN - Chiều 13/9, Công an tỉnh Gia Lai bắt quả tang một cơ sở buôn bán trái cây ở thành phố Pleiku đang tiến hành nhúng quả sầu riêng bằng hóa chất.

Gia Lai: Hơn 5.100 trụ tiêu bị gãy đổ do lốc xoáy
Gia Lai: Hơn 5.100 trụ tiêu bị gãy đổ do lốc xoáy

VOV.VN - Trong đó, xã Đăk Krong có khoảng 3.000 trụ và xã Đăk Sơ Mei có hơn 2.100 trụ tiêu bị thiệt hại.

Gia Lai: Hơn 5.100 trụ tiêu bị gãy đổ do lốc xoáy

Gia Lai: Hơn 5.100 trụ tiêu bị gãy đổ do lốc xoáy

VOV.VN - Trong đó, xã Đăk Krong có khoảng 3.000 trụ và xã Đăk Sơ Mei có hơn 2.100 trụ tiêu bị thiệt hại.

Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai
Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai

VOV.VN - Tình trạng người dân bỏ làng mới về nơi ở cũ ngày càng trở nên phổ biến khi đất sản xuất tại nơi ở mới không đủ đáp ứng cho cuộc sống.

Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai

Đìu hiu những làng tái định cư tại Gia Lai

VOV.VN - Tình trạng người dân bỏ làng mới về nơi ở cũ ngày càng trở nên phổ biến khi đất sản xuất tại nơi ở mới không đủ đáp ứng cho cuộc sống.