Rút lại đề xuất phạt xe không chính chủ

(VOV) - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu chưa đưa quy định xử phạt xe không chính chủ.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu chưa đưa quy định xử phạt xe không chính chủ vào dự thảo nghị định lần 3 bởi vì còn nhiều ý kiến khác nhau và quy định pháp luật chưa hoàn thiện.

Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp ban soạn thảo dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt vào chiều 11/3.


Ông Thăng cho biết, Luật giao thông đường bộ và các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm giao thông đường bộ như nghị định 15, 34 đều quy định xử phạt không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Nhưng đến khi thực hiện nghị định 71 với mức phạt cao thì người dân phản ứng, bên cạnh đó quá trình triển khai thấy tính khả thi không cao.

Vì vậy ông Thăng đề nghị đưa nội dung này ra khỏi nội dung dự thảo để Bộ GTVT cùng các bộ ngành liên quan tiếp tục xem xét nghiên cứu có những văn bản pháp luật đồng bộ, tính khả thi cao thì mới đề nghị bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Về việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm (MBH) kém chất lượng, ông Thăng cho biết hiện có khoảng 50 triệu MBH đang sử dụng nên phải cân nhắc, hết sức thận trọng.

Theo ông Thăng, bộ đã ký thông tư về xử phạt MBH kém chất lượng. Vì vậy dự thảo nghị định này sẽ đưa vào các nội dung: xử phạt người ngồi trên xe không đội mũ, đội mũ không cài quai theo nghị định 34 và bổ sung thêm việc xử phạt đội MBH không đủ 3 bộ phận gồm vỏ mũ, đệm hấp thụ xung lực và quai đeo được quan sát thấy bằng mắt thường.

“Như vậy, người dân đội MBH không cần chứng minh mũ phải có tem hợp quy, cứ có 3 lớp như nghị định quy định là được. Phải xác định là không phạt người đội MBH dỏm, kém chất lượng. Trách nhiệm xử phạt MBH dỏm, kém chất lượng thuộc về quản lý thị trường với các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định sản xuất, buôn bán hàng hóa phải đảm bảo chất lượng” - ông Thăng nói.

Với hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ, ông Thăng cho rằng việc xử phạt là cần thiết, có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên đề nghị Bộ Tài chính đưa nội dung vào nghị định xử phạt vi phạm về phí và lệ phí như nhiều ý kiến đề xuất.

Nhiều đại biểu tham dự cuộc họp cũng cho rằng từ năm 2008 người dân đã sử dụng nhiều MBH nhập khẩu đảm bảo chất lượng nhưng không dán tem chất lượng. Nếu bây giờ quy định đội MBH không dán tem sẽ phạt thì rất khó giải quyết. Vì vậy quy định phạt người dân đội MBH không dán tem, không đảm bảo chất lượng cần được xem xét lại. Đưa ra quy định phải vừa dễ thực hiện vừa không gây khó khăn cho dân để có sự đồng thuận và pháp luật được thực thi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam trong tuần: Phạt nặng đi xe không chính chủ
Việt Nam trong tuần: Phạt nặng đi xe không chính chủ

(VOV) - Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11 quy định, xe chuyển nhượng không sang tên đổi chủ có thể bị phạt lên tới 10 triệu đồng...

Việt Nam trong tuần: Phạt nặng đi xe không chính chủ

Việt Nam trong tuần: Phạt nặng đi xe không chính chủ

(VOV) - Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11 quy định, xe chuyển nhượng không sang tên đổi chủ có thể bị phạt lên tới 10 triệu đồng...

Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt
Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt

Ủy ban ATGTQG sẽ tham mưu để chưa áp dụng xử phạt đối với những trường hợp đi xe không tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu 

Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt

Người đi xe không chính chủ có thể chưa bị phạt

Ủy ban ATGTQG sẽ tham mưu để chưa áp dụng xử phạt đối với những trường hợp đi xe không tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu 

Xe không chính chủ từ 1/7 bị phạt: Liệu có phi thực tế?
Xe không chính chủ từ 1/7 bị phạt: Liệu có phi thực tế?

(VOV) -Việc sang tên đổi chủ hàng triệu phương tiện trong cả nước nếu hoàn thành nhanh cũng phải mất vài năm.

Xe không chính chủ từ 1/7 bị phạt: Liệu có phi thực tế?

Xe không chính chủ từ 1/7 bị phạt: Liệu có phi thực tế?

(VOV) -Việc sang tên đổi chủ hàng triệu phương tiện trong cả nước nếu hoàn thành nhanh cũng phải mất vài năm.