“Săn rồng vàng” gây bùng nổ áp lực dân số
Thứ Ba, 11:12, 25/12/2012
(VOV) - Ở tỉnh Quảng Ngãi, số trẻ em chào đời năm nay tăng hơn 20% so với năm ngoái...
Những câu chuyện buồn của công tác dân số
Năm nay, khoa sản ở các bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn miền Trung đều chung tình trạng quá tải, tai biến sản khoa cũng xảy ra nhiều hơn, gây bức xúc trong dư luận. Quan niệm có con trai năm Nhâm Thìn đã và đang làm gia tăng áp lực bùng nổ dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh tại nhiều địa phương ven biển miền Trung.Trẻ sơ sinh tăng đột biến trong năm Rồng |
Dù đã có con trai, con gái, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh Thuận ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn cố sinh thêm một quý tử, với suy nghĩ con trai tuổi Nhâm Thìn sẽ gặp nhiều may mắn, thành đạt, và hơn cả là vui cửa vui nhà. Cuộc sống vốn đã lam lũ vất vả, lại phải nuôi con nhỏ, khiến chị già hơn nhiều so với tuổi 30: “Nghe mọi người nói sinh con trong năm rồng sẽ tốt, con sẽ khỏe mạnh, nên mặc dù đã có hai con nhưng cũng muốn sinh thêm để kiếm rồng con. Mọi người cũng nhưng mình thôi, cũng muốn kiếm con trong năm rồng. Biết con đông cũng chăm sóc không tốt, nhưng cũng muốn có con trong năm nay”.
Quan niệm sinh con năm Nhâm Thìn sẽ tốt, đã làm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng đột biến tại nhiều địa phương ven biển miền Trung. Đơn cử như tại trong đó tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên tăng 11%. Cùng với đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng ở mức báo động, với khoảng 115,5 bé trai/100 bé gái. Đặc biệt, tại nhiều huyện ven biển, miền núi của tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng hơn 23%. Riêng tại huyện Tuyên Hóa, tỷ lệ này vượt trên 30% so với năm 2011.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trăn trở: "Đối với các vùng biển, họ cứ nghĩ phải có con trai để đi biển, vùng núi cao thì phải có người đi rừng đi núi cao để làm những việc nặng nhọc. Còn con gái họ quan niệm là con theo người ta. Hội chúng tôi cũng tổ chức các Câu lạc bộ không sinh con thứ ba phổ biến rằng, ông bà mình cho như thế nào thì nuôi con như thế ấy. Nhưng có gia đình có 2 con đã lớn vẫn nghĩ rằng nên có 1 đứa nữa, kể cả cán bộ".
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trăn trở: "Đối với các vùng biển, họ cứ nghĩ phải có con trai để đi biển, vùng núi cao thì phải có người đi rừng đi núi cao để làm những việc nặng nhọc. Còn con gái họ quan niệm là con theo người ta. Hội chúng tôi cũng tổ chức các Câu lạc bộ không sinh con thứ ba phổ biến rằng, ông bà mình cho như thế nào thì nuôi con như thế ấy. Nhưng có gia đình có 2 con đã lớn vẫn nghĩ rằng nên có 1 đứa nữa, kể cả cán bộ".
Tư tưởng trọng nam, khinh nữ ở nhiều vùng nông thôn, ven biển miền Trung còn khá nặng nề. Việc có con trai để nối dõi tông đường được nhiều người ở tỉnh Thừa Thiên Huế coi trọng. Ông Dương Văn Ninh, Phó Chủ tịch Hội nông dân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bộc bạch: "Địa phương đã dự báo trước tình hình, chỉ đạo cho các xã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến từng hộ gia đình, nhưng tình trạng sinh con thứ 3 ở vùng miền núi, ven biển, đầm phá vẫn vượt khỏi tầm kiểm soát của địa phương. Siêu âm là biết được con trai hay là con gái, nếu con trai thì họ giữ lại và con gái thì họ loại đi. Đó là sự vi phạm đạo đức rất lớn, và làm mất cân bằng giới tính khi sinh. Vì thế ngành Y tế, Bộ Y tế nên có văn bản quy định đối với Trung ương và các điểm của địa phương, đặc biệt là các dịch vụ tư nhân, khi siêu âm là chỉ thông báo sức khỏe của thai nhi, chứ còn nam hay nữ thì nên giữ kín".
Nhiều cặp vợ chồng quan niệm, con trai tuổi rồng là tốt nên sinh con trong năm nay. Theo đó đã gây sức ép cho chính quyền các địa phương và quan trong hơn, sự gia tăng dân số đột biến như hiện nay đã và đang làm lệch cán cân dân số, để lại hệ quả không tốt cho chính thế hệ hệ trẻ trong tương lai khi chúng đến tuổi đi học, xây dựng gia đình./.