Sập cầu Ghềnh: Bộ Giao thông nói có, dân bảo không trụ cầu bảo vệ

VOV.VN - Những cầu cũ như cầu Ghềnh Bộ GT-VT sẽ cho khảo sát lại và sẽ tiến hành xây dựng các trụ chống va đập

Sau khi sự sập cầu Ghềnh xảy ra, ngành đường sắt có thông tin cho rằng cầu Ghềnh chưa từng có trụ chống và bảo vệ mố cầu mới dẫn đến tai nạn này. Trong khi đó, theo một số người dân sống và từng làm bảo vệ tại cầu Ghềnh thì trước đây cầu có trụ chống để bảo vệ.  Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Văn Chín, năm nay 81 tuổi nhà ở ngay chân cầu Ghềnh phía ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa cho biết trước đây các mố cầu vẫn còn những thanh sắt dày đóng xung quanh. Đồng thời trên các thanh sắt có thêm các thanh ngang được hàn dính chặt, tạo thành vòng khung xung quanh móng. Ông Chín nói: “Hồi đó làm vành đai bảo vệ chứ không nghĩ có sà lan như ngày hôm nay đâu. Sau đó thì dỡ hết”.

Còn thiếu úy Bùi Thanh Vân – Nguyên Đội trưởng Đội bảo vệ cầu Ghềnh cho biết: “Lúc tôi làm nhiệm vụ ở đây các hàng rào bảo vệ không còn, chỉ còn lại những thanh sắt lớn xung quanh mố cầu. Nhưng dần dần các thanh sắt cũng đã bị tháo dỡ hết. Nếu người ta quan tâm bảo vệ từ hồi đó đã không xảy ra như thế này".

Cầu Ghềnh sáng ngày 23/3.

Liên quan vấn đề này, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết những cây cầu mới xây dựng sau này luôn thiết kế các trụ chống va đập. Tuy nhiên, các cây cầu cũ thì tùy theo cấp độ sông, mật độ giao thông đường thủy, mức độ nguy hiểm vì kinh phí để xây dựng bảo vệ mố cầu là không nhỏ.

Ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết: “Cầu Ghềnh là một trong những cầu được xây dựng quá lâu, từ thời Pháp thuộc nên việc xây dựng các trụ để chống va xô đã được Bộ Giao thông –Vận tải tính đến. Các cầu mới hiện đã làm được điều này. Những cầu cũ như cầu Ghềnh Bộ sẽ cho khảo sát lại và sẽ tiến hành xây dựng các trụ chống va đập”.

Cách cầu Ghềnh chỉ vài trăm mét hiện 2 mố chân cầu Rạch Cát vẫn có nhiều thanh sắt để bảo vệ, tránh tàu thuyền va chạm. Như vậy, nếu cầu Ghềnh được quan tâm bảo vệ mố cầu từ trước thì đã không xảy ra tai nạn như vừa rồi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sập cầu Ghềnh: Tàu, sà lan sẽ lưu thông qua cầu như thế nào?
Sập cầu Ghềnh: Tàu, sà lan sẽ lưu thông qua cầu như thế nào?

VOV.VN - Để giảm ùn tắc trên sông Đồng Nai, cơ quan chức năng đã tổ chức phân lại luồng lạch, cho phép tàu thuyền, sà lan dưới 400 tấn qua.

Sập cầu Ghềnh: Tàu, sà lan sẽ lưu thông qua cầu như thế nào?

Sập cầu Ghềnh: Tàu, sà lan sẽ lưu thông qua cầu như thế nào?

VOV.VN - Để giảm ùn tắc trên sông Đồng Nai, cơ quan chức năng đã tổ chức phân lại luồng lạch, cho phép tàu thuyền, sà lan dưới 400 tấn qua.

Điều cẩu nổi công suất lớn nhất Việt Nam đến vụ sập cầu Ghềnh
Điều cẩu nổi công suất lớn nhất Việt Nam đến vụ sập cầu Ghềnh

2 cẩu nổi công suất lớn được điều về tham gia hỗ trợ khắc phục vụ sập cầu Ghềnh.

Điều cẩu nổi công suất lớn nhất Việt Nam đến vụ sập cầu Ghềnh

Điều cẩu nổi công suất lớn nhất Việt Nam đến vụ sập cầu Ghềnh

2 cẩu nổi công suất lớn được điều về tham gia hỗ trợ khắc phục vụ sập cầu Ghềnh.

Sập cầu Ghềnh: Thủ tướng đồng ý chi 298,5 tỷ đồng khôi phục cầu
Sập cầu Ghềnh: Thủ tướng đồng ý chi 298,5 tỷ đồng khôi phục cầu

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư công trình xây dựng khôi phục cầu Ghềnh tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM.

Sập cầu Ghềnh: Thủ tướng đồng ý chi 298,5 tỷ đồng khôi phục cầu

Sập cầu Ghềnh: Thủ tướng đồng ý chi 298,5 tỷ đồng khôi phục cầu

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư công trình xây dựng khôi phục cầu Ghềnh tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM.

Sập cầu Ghềnh: Ngành đường sắt thiệt hại nặng nề
Sập cầu Ghềnh: Ngành đường sắt thiệt hại nặng nề

VOV.VN -Vụ sập cầu Ghềnh ảnh hưởng không chỉ đến sinh hoạt của người dân mà còn của các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển bằng đường sắt.

Sập cầu Ghềnh: Ngành đường sắt thiệt hại nặng nề

Sập cầu Ghềnh: Ngành đường sắt thiệt hại nặng nề

VOV.VN -Vụ sập cầu Ghềnh ảnh hưởng không chỉ đến sinh hoạt của người dân mà còn của các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển bằng đường sắt.