Sạt lở bờ sông, đê bao, đê cồn ở Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng

VOV.VN - Dù mới chớm bước vào mùa mưa, nhưng tình trạng sạt lở bờ sông, đê sông, đê cồn tại các địa phương ven Sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng đang xảy ra rất nghiêm trọng và phức tạp, với tần suất ngày càng nhiều và quy mô lớn hơn.

Tình hình nghiêm trọng nhất tập trung ở huyện Kế Sách. Ngay cuối tháng tư vừa qua, một vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng xảy ra tại ấp Phụng An, xã An Mỹ, huyện Kế Sách. Đoạn sạt lở chiều dài 40m, ăn sâu vào đất liền khoảng 10m đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đoạn đê sông kết hợp với lộ giao thông nông thôn.

Bà Nguyễn Thị Liễu, người dân sinh sống tại khu vực sạt lở cho biết: “Trước kia ở đây có bờ kè, nó nứt thì chừng 3 - 4 bữa là sạt lở nguyên bờ kè đó xuống sông luôn. Mất bờ kè và ảnh hưởng đường đi, đường đi sát quá, rồi nước rong là tràn vô nhà mà con nước rồi là tràn vô nhà luôn đó”.

Dọc theo sông An Mỹ, thuộc ấp Phụng An, xã An Mỹ, huyện Kế Sách có rất nhiều đoạn sạt lở bờ sông lớn nhỏ khác nhau. Nhiều khu vực sạt lở tận nhà dân, nguy cơ đe dọa đến tính mạng và tài sản của bà con. Ngoài ra, nhiều đoạn đường giao thông bị sụp xuống sông, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân.

Bà Nguyễn Thị Hằng ở ấp Phụng An, xã An Mỹ cho biết: “Đi lại khó khăn lắm, mấy đứa nhỏ đi học phải gửi xe, khúc này đâu đi được, các em phải gửi xe đằng kia. Mình đi chợ cũng phải gửi ở một nhà người thân. Từ ngoài vào thì tới đây người ta dừng rồi đi bộ qua, giờ lở quá, sâu vào trong, ai cũng sợ, ban đêm không dám ngủ luôn”.

 Ông Từ Quốc Hiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Mỹ cho biết, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở tại địa phương xảy ra rất nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm đều có từ 15-20 đoạn bị sạt lở. Riêng từ đầu năm đến nay, xã có 4 đoạn sạt lở, tổng chiều dài 154m. Ngành chức năng địa phương đang khảo sát tìm hướng khắc phục sớm nhất để bà con an tâm trong sinh hoạt và phát triển kinh tế: 

“Thời gian qua, sạt lở cũng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của bà con. Đặc biệt là tuyến Trung tâm xã, chiều dài hơn 200m, cũng có dính một số hộ dân, trụ sở hành chính, trường học, ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh. Tới đây, xã đề nghị các ngành chức năng các cấp, sớm khắc phục đê bao, bờ kè, để đảo cho bà con đi lại, cũng như là học sinh đi lại dễ dàng hơn”, ông Từ Quốc Hiệp nói.

Theo Ủy ban nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình sạt lở bờ sông, bờ kênh, đường giao thông, nhà cửa trên địa bàn huyện xảy ra ngày càng nhiều, nhất là khi có tác động mạnh của bão lũ, triều cường. Sạt lở gây hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng, các khu vực nhà sàn ở cặp bờ sông, làm mất đất ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm sạt lở chiều dài 2km, sạt lở sâu vào lộ đal, vườn cây ăn trái từ 3-10m, diện tích đất bị sạt khoảng 01ha/năm.

Ông Lê Hoàng Phong, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân huyện Kế Sách cho biết, năm 2021, trên địa bàn huyện đã có 13 đoạn sạt lở bờ bao, lộ đal, tổng chiều dài 525m, 15 đoạn sạt lở đê cồn, tổng chiều dài 714m, ước tổng thiệt hại trên 7 tỷ đồng. 

“Mỗi năm lở khoảng 2km bờ bao, đường đal, đặc biệt là đê bao cồn, như là ở An Mỹ, Cồn Mỹ Phước là cồn du lịch. Các Cồn An Tấn, An Công của xã An Lạc Tây, Cồn Phong Nẫm. Hiện nay, cồn Phong Nẫm đang được đầu tư với An Lạc Tây là khoảng 44 tỷ đồng để gia cố đê bao”, ông Lê Hoàng Phong cho hay.

Mỗi khi có cố sạt lở xảy ra, địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ cùng bà con thực hiện khắc phục tạm thời những đoạn có thể gia cố bằng thủ công, gắn biển cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông và vận động hộ dân phát quang, che chắn tạm. Đối với đoạn sạt lở bờ bao, đường lộ đal từ năm 2020 đến nay, huyện Kế Sách cùng ngành nông nghiệp đã khảo sát, thiết kế phương án khắc phục được 41 đoạn, chiều dài 893m, ước kinh phí gần 3,4 tỷ đồng.

Riêng đối với đoạn trước Ủy ban nhân dân xã An Mỹ, chiều dài 230m, cần phải xử lý bằng kè bê tông, nhằm bảo vệ tài sản và các công trình kiến trúc, tạo điều kiện cho các em học sinh đến trường được thuận tiện, ước kinh phí 35 tỷ đồng, còn 6 đoạn sạt lở, chiều dài 114m tiếp tục được khảo sát, thiết kế phương án xử lý. Đối với đê cồn, cần xử lý gia cố 15 đoạn, chiều dài 714m và cần phải di dời đê đầu cồn An Tấn, chiều dài 150m, ước kinh phí hơn 5,1 tỷ đồng.

Tình hình sạt lở bờ bao, đường lộ đal, đê cồn xảy ra ngày càng nghiêm trọng, không đảm bảo phục vụ công tác phòng chống thiên tai khi xảy ra mưa lớn kéo dài làm triều cường dâng cao ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Do vậy, việc xử lý sạt lở là rất cấp bách.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm: “Ngành nông nghiệp cũng đã có để xuất huyện sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai, cũng như là cân đối với ngân sách huyện để thực hiện, xử lý các điểm sạt lở nhỏ, cục bộ ở địa phương, để làm sao đảm bảo giao thông cũng như đời sống dân sinh cho bà con. Còn những điểm sạt lở phức tạp, ngành nông nghiệp sẽ tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành khẩn cấp tình hình sạt lở một số điểm trên địa bàn huyện Kế Sách, đồng thời, tham mưu ủy ban để cân đối kinh phí của tỉnh, cũng như đề xuất trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí để khắc phục điểm sạt lở này một cách tốt nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Hậu Giang xảy ra 10 điểm sạt lở đất bờ sông
 Hậu Giang xảy ra 10 điểm sạt lở đất bờ sông

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Hậu Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất bờ sông. Nếu trước đây, tình trạng sạt lở chỉ xuất hiện nhiều vào mùa mưa, lũ thì những năm gần đây sạt lở tại địa phương này lại xảy ra giữa mùa khô hạn.

 Hậu Giang xảy ra 10 điểm sạt lở đất bờ sông

 Hậu Giang xảy ra 10 điểm sạt lở đất bờ sông

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Hậu Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất bờ sông. Nếu trước đây, tình trạng sạt lở chỉ xuất hiện nhiều vào mùa mưa, lũ thì những năm gần đây sạt lở tại địa phương này lại xảy ra giữa mùa khô hạn.

Sóng lớn đánh sập nhiều km bờ biển, nhiều nhà dân bị sạt lở cuốn trôi
Sóng lớn đánh sập nhiều km bờ biển, nhiều nhà dân bị sạt lở cuốn trôi

VOV.VN - Tại Quảng Nam, trong đêm 14/11, sóng lớn đã đánh sập nhiều km bờ biển phường Cửa Đại, Phường Cẩm An, thành phố Hội An. Nhiều hàng quán, nhà dân bị sạt lở cuốn ra biển.

Sóng lớn đánh sập nhiều km bờ biển, nhiều nhà dân bị sạt lở cuốn trôi

Sóng lớn đánh sập nhiều km bờ biển, nhiều nhà dân bị sạt lở cuốn trôi

VOV.VN - Tại Quảng Nam, trong đêm 14/11, sóng lớn đã đánh sập nhiều km bờ biển phường Cửa Đại, Phường Cẩm An, thành phố Hội An. Nhiều hàng quán, nhà dân bị sạt lở cuốn ra biển.

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển
Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

VOV.VN - Cứ vào mùa mưa bão, hơn 10.000 người dân nằm dọc các sông, suối, ven núi ở tỉnh Quảng Nam lại nơm nớp lo âu vì tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

VOV.VN - Cứ vào mùa mưa bão, hơn 10.000 người dân nằm dọc các sông, suối, ven núi ở tỉnh Quảng Nam lại nơm nớp lo âu vì tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.