Sau 2 tháng khai giảng, các trường học ở Tiền Giang vẫn chưa thể thu học phí

VOV.VN - Dù năm học mới 2022-2023 đã trải qua hơn 2 tháng, nhưng các cơ sở giáo dục ở tỉnh Tiền Giang vẫn chưa thể triển khai thu học phí theo mức giá mới theo Nghị quyết 19 của HĐND tỉnh.

 

Theo Nghị quyết 19 2022/NQ-HĐND Tiền Giang về quy định mức thu học phí có hiệu lực từ ngày 15/10/2022. Cụ thể, đối với giảng dạy trực tiếp, ở cấp học mầm non và THCS có mức thu 300.000 đồng/tháng/học sinh đối với địa bàn phường/thị trấn và 100.000 đồng/tháng/học sinh đối với địa bàn xã. Riêng cấp THPT, mức thu ở địa bàn phuờng/thị trấn là 300.000 đồng/tháng/học sinh, ở cấp xã là 200.000 đồng/tháng/học sinh. Mức thu học phí hình thức dạy học trực tuyến bằng 75% mức học phí học trực tiếp. Đối với cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, mức thu tối đa gấp 2 lần mức quy định nói trên; đối với cấp tiểu học thì miễn phí.

Như vậy, với việc ban hành Nghị quyết trên, mức học phí năm học 2022-2023 sẽ tăng từ 3-5 lần so với năm 2021-2022 (tùy theo bậc học, cấp học), đây là mức tăng khá cao. Mức thu học phí  mới này đã gây phản ứng đối với phụ huynh học sinh, nhất là các gia đình khó khăn.

Ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết, chưa triển khai Nghị quyết 19 của HĐND tỉnh, việc chậm thu học phí không ảnh hưởng đến công tác dạy và học ở các trường: "Nghị quyết 19 của HĐND tỉnh mình thực hiện chậm lại, để khi NQ của Chính phủ ra mình sẽ điều chỉnh theo, theo hướng học phía năm nay cũng như mức 2021-2022. Từ đầu năm ngành tài chính đã cân đối cho các trường đủ, các trường cũng không ảnh hưởng vì. Thật ra mình còn thời gian để chờ Nghị quyết của Chính phủ"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo
Khánh Hòa cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo

VOV.VN - Hiện nay, mức thu học phí các cấp học tại tỉnh Khánh Hòa tăng gấp 5 lần so với trước đây, tạo áp lực rất lớn đến người nghèo, gia đình yếu thế và đồng bào dân tộc miền núi. Tỉnh Khánh Hòa cần có các cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh miền núi.

Khánh Hòa cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo

Khánh Hòa cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo

VOV.VN - Hiện nay, mức thu học phí các cấp học tại tỉnh Khánh Hòa tăng gấp 5 lần so với trước đây, tạo áp lực rất lớn đến người nghèo, gia đình yếu thế và đồng bào dân tộc miền núi. Tỉnh Khánh Hòa cần có các cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh miền núi.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về học phí năm học 2022 – 2023
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về học phí năm học 2022 – 2023

VOV.VN - Bộ GDĐT hiện đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 – 2023.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về học phí năm học 2022 – 2023

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về học phí năm học 2022 – 2023

VOV.VN - Bộ GDĐT hiện đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 – 2023.

Dạy thêm, học thêm: "Tránh đóng phí 2 lần chỉ để học lại kiến thức trên lớp"
Dạy thêm, học thêm: "Tránh đóng phí 2 lần chỉ để học lại kiến thức trên lớp"

VOV.VN - Chuyện dạy thêm, học thêm đã được đề cập từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Hiện nay, việc học thêm, dạy thêm diễn ra tràn lan, sôi động từ nông thôn đến thành thị.

Dạy thêm, học thêm: "Tránh đóng phí 2 lần chỉ để học lại kiến thức trên lớp"

Dạy thêm, học thêm: "Tránh đóng phí 2 lần chỉ để học lại kiến thức trên lớp"

VOV.VN - Chuyện dạy thêm, học thêm đã được đề cập từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Hiện nay, việc học thêm, dạy thêm diễn ra tràn lan, sôi động từ nông thôn đến thành thị.