Sau vụ bỏ quên học sinh, Hà Nội xử lý nhiều xe đưa đón học sinh vi phạm
VOV.VN -Những ngày qua, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã xử lý nghiêm nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải đưa đón học sinh trên địa bàn.
Ngày 9/12, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đã xử lý 39 trường hợp xe ô tô đưa đón học sinh có vi phạm, với số tiền phạt 47,5 triệu đồng và đề nghị 9 trường phối hợp kiểm tra giám sát hoạt động của xe ô tô đưa đón học sinh.
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đã xử lý 39 trường hợp xe ô tô đưa đón học sinh có vi phạm, với số tiền phạt 47,5 triệu đồng và đề nghị 9 trường phối hợp kiểm tra giám sát hoạt động của xe ô tô đưa đón học sinh. Ảnh VTV. |
Đây là kết quả thống kê việc kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển học sinh trên địa bàn của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thời gian qua, theo chỉ đạo của Ủy ban ATGT Quốc gia và UBND thành phố Hà Nội.
Theo Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, việc rà soát thống kê cho thấy, tại Hà Nội có 73 trường ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển học sinh với tổng số 108 tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển và 879 phương tiện. Trong đó, có 875 phương tiện có phù hiệu “xe hợp đồng”, 4 phương tiện không đủ điều kiện vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng.
Riêng tại các quận, huyện gồm Tây Hồ, Gia Lâm, Thường Tín, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa, Hoài Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ và Mỹ Đức không có trường hợp ký hợp đồng vận chuyển đưa đón học sinh.
Xe đưa đón học sinh Trường Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội). |
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử lý 39 trường hợp vi phạm, phạt tiền 147,5 triệu đồng. Thanh tra Sở GTVT đã có văn bản đề nghị 9 trường học phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô đưa đón học sinh, gồm: THCS Nam Từ Liêm, Liên cấp Việt Úc; Tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn, Liên cấp tiểu học - THCS - THPT Lê Quý Đôn; Liên cấp tiểu học - THCS Ngôi sao Hà Nội; THCS và THPT MV Lomonoxop và THPT Đoàn Thị Điểm.
Để quản lý tốt việc đưa đón học sinh bằng xe ô tô, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với lực lượng Thanh tra Sở kiểm tra, xử lý và yêu cầu các trường hợp ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển học sinh phải bảo đảm các điều kiện: Có ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách và giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách phải còn niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật; được cấp phù hiệu “xe hợp đồng”.
Theo Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, việc rà soát thống kê cho thấy, tại Hà Nội có 73 trường ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển học sinh với tổng số 108 tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển và 879 phương tiện. |
Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp không được sử dụng phương tiện ký hợp đồng vận chuyển học sinh ký với các trường học để chở khách, rồi đưa phương tiện không đủ điều kiện vào thay thế để chở học sinh.
Các doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô chở học sinh phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, không sử dụng lái xe có sử dụng chất kích thích, ma túy; tuyên truyền giáo dục lái xe không sử dụng rượu bia trong quá trình vận chuyển HS.
Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Nguyễn Mạnh Cường cho biết thời gian tới Thanh tra Sở sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sau vụ cháu Lê Hoàng Long, học sinh lớp một, Trường Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) đã qua đời do bị bỏ quên nhiều giờ trên xe ô tô đưa đón từ nhà đến trường, Ủy ban ATGT Quốc gia ra văn bản gửi Bộ GTVT, Bộ GD&ĐT, UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai các nghiệm vụ cấp bách đảm bảo ATGT với xe đưa đón học sinh.
Để ngăn ngừa những vụ việc tương tự có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học bằng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô do nhà trường tổ chức, Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục (từ bậc mầm non đến trung học phổ thông) các tỉnh, thành phố trong cả nước có tổ chức đưa đón học sinh đến trường bằng xe ô tô phải lựa chọn các đơn vị kinh doanh vận tải có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Trong đó, cần ghi rõ trong hợp đồng vận chuyển giữa cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải những yêu cầu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh khi ngồi trên xe và khi lên, xuống xe tô tô; Trên xe phải có người chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách học sinh, duy trì trật tự, vệ sinh và hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định và kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe và khi lên, xuống xe ô tô.
"Các địa phương cần chỉ đạo lực lượng chức năng của ngành giáo dục phối hợp ngành GTVT và cơ quan chức năng địa phương thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật và hợp đồng vận chuyển đối với các cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô", Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ đạo.
Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cũng yêu cầu rà soát, bổ sung các quy định pháp luật về bảo đảm ATGT và sức khoẻ cho hành khách là trẻ em trên các phương tiện vân tải; nghiên cứu, bổ sung các quy định pháp luật và hướng dẫn cụ thể đối với loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng để đưa đón học sinh từ bậc mầm non đến trung học cơ sở./.
Hiểm họa xe đưa đón học sinh: Trách nhiệm nào từ cơ quan chức năng?
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ GTVT bổ sung quy định về xe đưa đón học sinh
Xe đưa đón học sinh hết niên hạn: Cơ quan chức năng Đồng Nai nói gì?