Sau vụ mưa giông ở Hà Nội: Lộ nhiều vấn đề về cây xanh

VOV.VN - Cây đổ vì tán cây quá nặng. Cho nên việc tu sửa định kỳ hàng năm là cần thiết vô cùng.



GS Nguyễn Lân Dũng đã khẳng định như vậy trong cuộc trò chuyện với VOV. Theo GS Lân Dũng: “Chuyện người dân phản ứng mạnh mẽ về chuyện chặt cây khác với chuyện sửa cây. Từ xưa đến nay, người dân rất hoan nghênh đội sửa cây. Phải sửa cây thì mới có an toàn cho người dân. Tôi chưa rõ năm nay việc làm này được tiến hành như thế nào nhưng việc có nhiều cây đổ là do việc sửa cây chưa chu đáo. Việc thứ hai là nhiều cây non đổ. Cây non đổ là vì mình không chống. Cây mới trồng phải chống đỡ. Cây còn non thì phải có giá đỡ. Cây đu đủ ở Đài Loan phải có mấy cây tre đỡ cây. Cây ở thành phố càng cần phải bảo vệ hơn. Vì cây đu đủ của Đài Loan là cây 1 năm. Cây 1 năm còn có chống đỡ nữa là cây nhiều năm. Thứ nữa, loại cây nhiều năm thì phải cắt tỉa, cây mới trồng thì phải chống đỡ”.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị đổ trong trận giông lốc ngày 13/6

PV: Thưa ông, phải chăng chúng ta cần nghiên cứu sâu về cây đô thị?

GS Nguyễn Lân Dũng: Theo tôi, chúng ta không cần phải nghiên cứu vì người Pháp đã nghiên cứu kỹ rồi. Ta cứ nhìn thấy người Pháp trồng cây gì thì đó là tiêu chí: đó là cây sống được lâu, cây bóng mát tốt, cây có thể cho hoa đẹp. Nếu có thể cho quả tốt thì càng tốt, nếu không cũng không sao. Ví dụ: bằng lăng, phượng cho hoa đẹp, cây sấu cho quả ngon, nhưng như cây xà cừ thì chỉ có bóng mát, hay cây sao đen… Chúng ta cũng xem các nước khác ở xung quanh ta, chứ không phải các nước ôn đới (Singapore, Thái Lan, Campuchia…) họ trồng cây gì mình đáng học tập chứ không phải trồng những cây du nhập. Tôi thấy mới đây chúng ta du nhập cây chùa ngây. Thực ra đây là cây lấy gỗ, cao tới 30m. Nếu thấy cây chùa ngây là dược liệu quý mà nó lại cao 30 mét thì tại sao ta không trồng.

PV: Dư luận vẫn bất bình về chuyện trồng cây mỡ và vàng tâm ở đường Nguyễn Chí Thanh. Ở đây vẫn là một sự nhầm lẫn trồng cây đô thị, thưa ông?

GS Nguyễn Lân Dũng: Việc đưa cây mỡ, cây vàng tâm ở đường Nguyễn Chí Thanh thì tôi không thể đồng ý được. Chúng ta không cần bàn là mỡ hay vàng tâm. Rõ ràng đây là cây mỡ. Những học sinh của tôi là chuyên gia lâm nghiệp đã đến tận nơi xem xét. Phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam cũng lên tận Yên Bái, Lào Cai xem xét. Cây mỡ khi già thì nó vàng vàng, thì goi nó là vàng tâm, nhưng không thể nói đấy là vàng tâm được. Vàng tâm không thể trồng ở đô thị được vì hai loại cây này thích nghi với độ cao 500-600 m so với mặt biển. Hà Nội chỉ cao  5-6m so với mặt biển. Vàng tâm là cây gỗ rất quý. Chúng ta đã có kinh nghiệm về gỗ sưa rồi. Khi gỗ sưa giá cao thì người ta lấy tôn bọc quanh gốc. Sau này, khi vàng tâm tốt lên chúng ta lại tiếp tục làm như vậy?

PV: Có ý kiến cho rằng, mỗi tuyến phố nên có một loại cây đặc trưng. Ý kiến khác lại ủng hộ việc đa dạng cây trồng trên các dãy phố. Ý kiến của ông về vấn đề này?

GS Nguyễn Lân Dũng:  Người ta muốn có các dãy phố trồng toàn một loại cây thì quá tốt và rất đẹp. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, cây phụ thuộc vào chất lượng đất. Có những chỗ đất không thể mọc được cây tốt. Một đường phố không phải chỗ nào đất cũng giống nhau. Chỗ không mọc được cây sấu, cây phượng có khi cây trứng cá sống được, còn hơn là không có cây nào. Cho nên, chúng ta phải tùy chất đất mà xác định. Do đó, một dãy phố một loại cây thì rất tốt nhưng phải tùy là có làm được hay không, nếu không làm được thì các nhà nông nghiệp, các nhà lâm sinh, nhất là lâm sinh đô thị nên có ý kiến phải trồng cây gì.

PV: Ông có cho rằng, chúng ta cần có cách thức thay thế cây đô thị. Cách nào đảm bảo thay thế và duy trì bóng mát cây lâu năm?

GS Nguyễn Lân Dũng:  Chúng ta không nên phủ nhận quá khứ. Người Pháp đã trồng những cây gì đẹp như thế thì có sẵn rồi thì học những cái đó. Ví dụ, cây sấu, người Hà Nội đến mùa hè hái sấu gửi vào Nam như món quà quý. Một loại cây vừa có bóng mát, vừa khó đổ, vừa là thức ăn mát tại sao lại không phát triển trồng. Nhưng không có nghĩa ta chặt cây khác để trồng sấu mà trồng xen những cây còn nhỏ để khi có bóng mát rồi mới chặt cây già cỗi chứ không có chuyện chặt phăng cả phố rồi bắt người dân đợi 15 năm nữa mới có bóng mát? Điều đó không thể chấp nhận được. Chúng ta không thể thay thế bóng mát này ngay bằng bóng mát khác. Hình thức thay thế tốt nhất là trồng xen.

Có một điều tôi rất lạ là Hà Nội lại không có vườn ươm cây. Những thành phố lớn phải có vườn ươm. Tại sao Hà Nội phải lên tận Yên Bái, Lào Cai để đánh cây mỡ về đây. Chúng ta có vườn Bách Thảo, đây chính là chỗ ươm cây. Hà Nội cần có những khu ươm cây, có thể trong công viên.

PV: Xin cảm ơn ông!
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Ngổn ngang cây xanh gẫy đổ sau mưa dông chưa được thu dọn
Hà Nội: Ngổn ngang cây xanh gẫy đổ sau mưa dông chưa được thu dọn

VOV.VN - Một số tuyến phố như: phố Vọng, Trần Đại Nghĩa, Minh Khai, Tạ Quang Bửu…, cứ 5 đến 10 m lại có một điểm tập kết cây gẫy đổ nằm ngổn ngang

Hà Nội: Ngổn ngang cây xanh gẫy đổ sau mưa dông chưa được thu dọn

Hà Nội: Ngổn ngang cây xanh gẫy đổ sau mưa dông chưa được thu dọn

VOV.VN - Một số tuyến phố như: phố Vọng, Trần Đại Nghĩa, Minh Khai, Tạ Quang Bửu…, cứ 5 đến 10 m lại có một điểm tập kết cây gẫy đổ nằm ngổn ngang

Sở Xây dựng Hà Nội nói gì về cây xanh bị đổ còn nguyên bầu bọc nilon?
Sở Xây dựng Hà Nội nói gì về cây xanh bị đổ còn nguyên bầu bọc nilon?

VOV.VN - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong khẳng định đơn vị thực hiện trồng cây sai quy trình nếu kiểm tra phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm

Sở Xây dựng Hà Nội nói gì về cây xanh bị đổ còn nguyên bầu bọc nilon?

Sở Xây dựng Hà Nội nói gì về cây xanh bị đổ còn nguyên bầu bọc nilon?

VOV.VN - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong khẳng định đơn vị thực hiện trồng cây sai quy trình nếu kiểm tra phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm

Nữ sinh thiệt mạng do bị cây đè trong trận dông lốc ở Hà Nội
Nữ sinh thiệt mạng do bị cây đè trong trận dông lốc ở Hà Nội

VOV.VN - Được biết, nữ sinh xấu số hiện đang là sinh viên khóa k17, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Nữ sinh thiệt mạng do bị cây đè trong trận dông lốc ở Hà Nội

Nữ sinh thiệt mạng do bị cây đè trong trận dông lốc ở Hà Nội

VOV.VN - Được biết, nữ sinh xấu số hiện đang là sinh viên khóa k17, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Cây xanh đổ hàng loạt ở Hà Nội: Có thể bảo vệ cây bằng bộ rễ nhân tạo
Cây xanh đổ hàng loạt ở Hà Nội: Có thể bảo vệ cây bằng bộ rễ nhân tạo

VOV.VN -Ưu điểm của “Bộ rễ nhân tạo” là rất bền, chắc chắn, an toàn, dễ dàng thi công nhanh chóng với chi phí khá thấp.

Cây xanh đổ hàng loạt ở Hà Nội: Có thể bảo vệ cây bằng bộ rễ nhân tạo

Cây xanh đổ hàng loạt ở Hà Nội: Có thể bảo vệ cây bằng bộ rễ nhân tạo

VOV.VN -Ưu điểm của “Bộ rễ nhân tạo” là rất bền, chắc chắn, an toàn, dễ dàng thi công nhanh chóng với chi phí khá thấp.

Cây mới trồng bật gốc sau giông lốc: Hà Nội cần quy trách nhiệm
Cây mới trồng bật gốc sau giông lốc: Hà Nội cần quy trách nhiệm

VOV.VN -Thành phố Hà Nội chắc chắn phải yêu cầu các đơn vị thi công quy trách nhiệm rõ ràng.

Cây mới trồng bật gốc sau giông lốc: Hà Nội cần quy trách nhiệm

Cây mới trồng bật gốc sau giông lốc: Hà Nội cần quy trách nhiệm

VOV.VN -Thành phố Hà Nội chắc chắn phải yêu cầu các đơn vị thi công quy trách nhiệm rõ ràng.