Pháp công bố dự thảo luật nhập cư mới

VOV.VN - Dự thảo luật nhập cư mới của Pháp đặt ưu tiên hàng đầu là tăng tỷ lệ trục xuất bắt buộc đối với người nước ngoài có hành vi phạm pháp.

Chính phủ Pháp hôm qua (6/12) đã công bố những điều chỉnh lớn trong dự thảo luật nhập cư mới với mục tiêu ưu tiên là đẩy nhanh thủ tục và trục xuất người nước ngoài vi phạm pháp luật và đe doạ an ninh của Pháp trong bối cảnh tỷ lệ tội phạm gia tăng và tình trạng an ninh ngày càng xuống cấp.

Dự thảo luật nhập cư mới của Pháp đặt ưu tiên hàng đầu là tăng tỷ lệ trục xuất bắt buộc đối với người nước ngoài có hành vi phạm pháp. Theo số liệu thống kê, mỗi năm, Pháp ban hành gần 120.000 lệnh trục xuất bắt buộc nhưng chỉ chưa đầy 10% trong số đó là được thực thi.

 Để cải thiện con số trên, chính phủ Pháp đã đề xuất đơn giản hoá thủ tục tố tụng đối với người nước ngoài, đặc biệt là giảm số lần có thể kháng cáo từ 12 xuống chỉ còn 3 lần, đồng thời bãi bỏ quyền bảo hộ đối với các công dân nước ngoài thuộc các trường hợp như đến Pháp trước 13 tuổi, định cư trên 10 năm tại Pháp hoặc kết hôn với một công dân Pháp nếu có các hành vi đe doạ nghiêm trọng về an ninh.

Nội dung sửa đổi thứ hai là cải cách hệ thống tị nạn với mục tiêu kép là đẩy nhanh các thủ tục và trục xuất nhanh hơn. Theo đó, lệnh trục xuất sẽ được đưa ra ngay lập tức nếu đơn xin tỵ nạn bị Cơ quan bảo hộ người tị nạn và người không có quốc tịch (Ofpra) từ chối. Để rút ngắn thời gian xét duyệt, việc phân cấp, phân quyền cũng được chia về địa phương thay vì chỉ tập trung ở Paris và được quyết định duy nhất bởi một thẩm phán thuộc Toà án quốc gia về Tị nạn và Quy định về kháng cáo (CNDA).

Chính phủ Pháp dự kiến sẽ cấp thẻ cư trú đặc biệt để hợp pháp hoá cho những lao động không có giấy tờ nhưng làm việc trong những ngành nghề đang thiếu nhân lực, trong đó sẽ cập nhật thêm một số công việc thường sử dụng lao động “chui” hiện nay như xây dựng, giúp việc nhà, phục vụ nhà hàng, bảo vệ, y tá hoặc vệ sinh môi trường. Theo số liệu của Bộ Lao động Pháp, hơn 60 % các doanh nghiệp Pháp gặp khó khăn trong tuyển dụng vào mùa hè 2022, tăng gấp đôi so với năm 2015.

Theo dự thảo luật nhập cư sửa đổi, lao động nước ngoài muốn có thẻ cư trú dài hạn của Pháp sẽ phải trải qua các kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp. Trước Pháp, quy định này đã được áp dụng tại nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Áo, Italy hay Bồ Đào Nha.

Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã có động thái trấn an khi nhấn mạnh dự thảo luật nhập cư mới cứng rắn hơn nhưng vẫn sẽ đảm bảo tính nhân văn.

“Nước Pháp sẽ duy trì truyền thống hỗ trợ người nhập cư và có quyền hợp pháp để xem xét lại chính sách nhập cư. Nhưng tôi cũng khẳng định rằng việc nói không với nhập cư không phải điều được mong muốn, cũng không thể thực hiện được và sẽ càng không thực tế khi cứ để tình trạng nhập cư mất kiểm soát hiện nay diễn ra”, Thủ tướng Elisabeth Borne nói. 

Tâm lý chống người nhập cư gây căng thẳng trong xã hội Pháp trong suốt thời gian qua, khi tình trạng mất an ninh ngày càng đáng báo động, nhất là sau khi chính phủ Pháp đồng ý tiếp nhận tàu cứu hộ Ocean King chở 234 người di cư bị Italy từ chối trước đó.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy cứ 7/10 người Pháp ủng hộ việc siết chặt các quy định nhập cư. Theo dự kiến, dự thảo luật nhập cư mới của Pháp sẽ chính thức được bàn thảo và thông qua tại Quốc hội Pháp vào đầu năm 2023./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức sẽ nới lỏng quy định nhập tịch để thu hút lao động nhập cư tay nghề cao 
Đức sẽ nới lỏng quy định nhập tịch để thu hút lao động nhập cư tay nghề cao 

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết chính phủ Đức sẽ đẩy mạnh việc nhập cư có chọn lọc và xây dựng các chương trình đào tạo nhằm mục đích bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao đang ngày càng có tác động lớn đến nền kinh tế nước này. 

Đức sẽ nới lỏng quy định nhập tịch để thu hút lao động nhập cư tay nghề cao 

Đức sẽ nới lỏng quy định nhập tịch để thu hút lao động nhập cư tay nghề cao 

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết chính phủ Đức sẽ đẩy mạnh việc nhập cư có chọn lọc và xây dựng các chương trình đào tạo nhằm mục đích bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao đang ngày càng có tác động lớn đến nền kinh tế nước này. 

Nước Pháp căng thẳng vì người nhập cư 
Nước Pháp căng thẳng vì người nhập cư 

VOV.VN - Chủ đề nhập cư đang gây căng thẳng tại Pháp sau khi chính phủ Pháp tiếp nhận tàu cứu hộ Ocean Viking chở hơn 230 người di cư và liên tiếp xảy ra các vụ mưu sát có liên quan đến người nhập cư.

Nước Pháp căng thẳng vì người nhập cư 

Nước Pháp căng thẳng vì người nhập cư 

VOV.VN - Chủ đề nhập cư đang gây căng thẳng tại Pháp sau khi chính phủ Pháp tiếp nhận tàu cứu hộ Ocean Viking chở hơn 230 người di cư và liên tiếp xảy ra các vụ mưu sát có liên quan đến người nhập cư.

Người Nga có quốc tịch thứ hai hoặc giấy phép cư trú có thể nhập ngũ
Người Nga có quốc tịch thứ hai hoặc giấy phép cư trú có thể nhập ngũ

VOV.VN - Ngày 14/11, Tổng thống Nga V.Putin đã ký một sắc lệnh, theo đó, các công dân của Nga có quốc tịch nước ngoài hoặc giấy phép cư trú ở nước ngoài có thể được gọi vào Lực lượng vũ trang của Liên bang Nga.

Người Nga có quốc tịch thứ hai hoặc giấy phép cư trú có thể nhập ngũ

Người Nga có quốc tịch thứ hai hoặc giấy phép cư trú có thể nhập ngũ

VOV.VN - Ngày 14/11, Tổng thống Nga V.Putin đã ký một sắc lệnh, theo đó, các công dân của Nga có quốc tịch nước ngoài hoặc giấy phép cư trú ở nước ngoài có thể được gọi vào Lực lượng vũ trang của Liên bang Nga.

Pháp và Italy rạn nứt quan hệ vì người nhập cư
Pháp và Italy rạn nứt quan hệ vì người nhập cư

VOV.VN - Căng thẳng quan hệ giữa Pháp và Italy chưa có dấu hạ nhiệt sau gần 1 tuần, khi Pháp cáo buộc Italy vi phạm thoả thuận châu Âu về người nhập cư trong khi phía Italy cho rằng các nước châu Âu chưa tích cực chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề người di cư.

Pháp và Italy rạn nứt quan hệ vì người nhập cư

Pháp và Italy rạn nứt quan hệ vì người nhập cư

VOV.VN - Căng thẳng quan hệ giữa Pháp và Italy chưa có dấu hạ nhiệt sau gần 1 tuần, khi Pháp cáo buộc Italy vi phạm thoả thuận châu Âu về người nhập cư trong khi phía Italy cho rằng các nước châu Âu chưa tích cực chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề người di cư.