Sở Xây dựng Hà Nội kêu khó giải quyết triệt để vi phạm xây dựng

VOV.VN - Đó là 2 nhóm vấn đề về quản lý đô thị (quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xử lý nhà siêu mỏng siêu méo) và kinh tế.
 

Ngày 6/12, tại kỳ họp thứ 5, HĐND TP Hà Nội dành trọn một ngày để chất vấn các thành viên UBND TP về các vấn đề "nóng" được các đại biểu và cử tri quan tâm.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, trên cơ sở báo cáo của UBND TP đã giải trình việc thực hiện kiến nghị của HĐND TP, HĐND TP đề xuất 2 nhóm vấn đề. Nhóm vấn đề thứ nhất về quản lý đô thị (quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xử lý nhà siêu mỏng siêu méo); công tác bảo đảm trật tự đô thị và thu gom xử lý rác thải; bảo đảm an toàn PCCC và quản lý quảng cáo...

Giải thích lý do chọn 2 vấn đề chất vấn  này, Chủ tịch HĐND TP cho biết, qua khảo sát của Thường trực, các ban của HĐND TP và qua báo cáo giải trình nhận thấy các nội dung chất vấn, kiến nghị tập trung nhiều vào lĩnh vực quản lý đô thị, tuy đã có chuyển biến tích cực xong mới giải quyết được 54,2%, còn 45,8% kiến nghị thuộc lĩnh vực quản lý đô thị đang trong quá trình thực hiện chưa có chuyển biến rõ rệt. Vì vậy, cần phải tiếp tục giám sát, chất vấn nhằm tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, qua các kiến nghị cử tri gửi về và ý kiến gửi qua phiên chất vấn của đại biểu, đã có 118/236 ý kiến chiếm tỷ lệ 50% kiến nghị thuộc nội dung này. Như vậy có thể thấy lĩnh vực đô thị vẫn là vấn đề nóng được nhiều cử tri quan tâm.

Nhóm thứ 2, HĐND TP đề xuất chất vấn, giải trình trực tiếp là nhóm những vấn đề kinh tế, gồm 2 nội dung: hiệu quả thực hiện các chính sách theo nghị quyết của HĐND về kiến thiết phát triển nông nghiệp.

Đây là vấn đề liên quan đến 60% cử tri Hà Nội đang sống ở ngoại thành. Từ đầu năm 2012 đến 2015, HĐND TP đã ban hành 4 Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và đã tạo ra bước chuyển biến tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung của Nghị quyết chậm triển khai, một số chính sách còn vướng mắc song các ngành chậm báo cáo để sửa đổi. Đặc biệt, qua các phiên chất vấn của các đại biểu gửi về có 50% ý kiến thuộc lĩnh vực này.

Chất vấn các thành viên UBND TP Hà Nội, 3 đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi đều liên quan đến lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng.

Đại biểu Vũ Ngọc Anh (quận Nam Từ Liêm) đặt câu hỏi liên quan công tác quản lý trật tự xây dựng, thực hiện kết luận chất vấn của chủ tọa tại kỳ họp thứ 2, 3 năm 2016, UBND TP đã giao quận huyện, thị xã, các sở liên quan xử lý nghiêm các tồn đọng trước ngày 30/9/2017 và không để xảy ra các vi phạm mới, nhưng đến nay vẫn còn tồn tại 154 công trình vi phạm của năm 2015, 2016 và 345 công tình mới của năm 2017 chưa được xử lý dứt điểm, tập trung nhiều ở một số địa phương và ở các quận huyện như Sóc Sơn, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng…

Vậy các Chủ tịch UBND quận huyện cho biết nguyên nhân tại sao chậm xử lý, trách nhiệm thuộc về ai, biện pháp để xử lý dứt điểm?

Đại biểu Đoàn Việt Cường (huyện Mê Linh) chất vấn Sở Xây dựng và các cơ quan, địa phương liên quan về các vi phạm nhà siêu mỏng, siêu méo. Theo ông Cường, hiện, vẫn còn nhiều quận chưa xử lý dứt điểm các tổn tại cũ và để phát sinh các vi phạm mới trong xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo. Ông Cường đề nghị Sở Xây dựng và các quận như Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa… trả lời nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp xử lý như thế nào? 

Đại biểu Nguyễn Bích Thuỷ (quận Cầu Giấy) đặt vấn đề, để góp phần khắc phục những vi phạm trong công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng, TP đã yêu cầu chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân; rà soát, phân loại xử lý các vi phạm, đặc biệt là những vi phạm đã có kết luận thanh tra, xác định rõ vi phạm. “Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn còn nhiều vi phạm tồn tại, chưa được giải quyết, xử lý triệt để” – Đại biểu Thuỷ nhấn mạnh. 

Trả lời chất vấn về các vấn đề vi phạm trật tự xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục không đi thẳng vào vấn đề khiến chủ tọa nhắc nhở và đề nghị ông Giám đốc Sở trả lời gắn gọn và đưa ra lộ trình cụ thể.  

Ông Dục thừa nhận, vấn đề vi phạm trật tự xây dựng, Sở Xây dựng xác định đây là những vấn đề nghiêm trọng, gây bức xúc kéo dài, rất khó giải quyết triệt để. Từ đó, Sở Xây dựng đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra xuống các quận huyện, thị xã. Từ 13/7 đến 30/11/2017, Sở đã giải quyết và còn 123 trường hợp tồn đọng trước 31/12/2017 và vẫn còn phát sinh mới.

Ông Lê Văn Dục cho biết: Công tác đảm bảo xây dựng trên địa bàn TP đã giao cho Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo toàn diện đội ngũ thanh tra xây dựng. Trong tháng 7/2017, đã triển khai tiến hành bàn giao và thực hiện được nhiều cho vấn đề này, hình thành một đội ngũ chuyên nghiệp.

Tại thời điểm báo cáo tháng 7/2017, vẫn còn tồn đọng các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trước 31/12/2016. Mặc dù đã tích cực giải quyết nhưng mới chỉ giải quyết được 414 trường hợp vi phạm./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội sẽ bàn nhiều vấn đề nóng
Kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội sẽ bàn nhiều vấn đề nóng

VOV.VN -HĐND thành phố tập trung vào 6 vấn đề cử tri quan tâm bức xúc về quản lý đô thị, kinh tế - xã hội, nhất là các công tác quản lý nhà nước 

Kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội sẽ bàn nhiều vấn đề nóng

Kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội sẽ bàn nhiều vấn đề nóng

VOV.VN -HĐND thành phố tập trung vào 6 vấn đề cử tri quan tâm bức xúc về quản lý đô thị, kinh tế - xã hội, nhất là các công tác quản lý nhà nước 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP.Hà Nội
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP.Hà Nội

VOV.VN - Các đại biểu HĐND TP đã quyết nghị việc cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP khoá XV đối với Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP.Hà Nội

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP.Hà Nội

VOV.VN - Các đại biểu HĐND TP đã quyết nghị việc cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP khoá XV đối với Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ.

Hà Nội dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh
Hà Nội dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh

VOV.VN - Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến Hà Nội sẽ dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh.

Hà Nội dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh

VOV.VN - Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến Hà Nội sẽ dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh.