Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

 

Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án… trong chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn 1, từ năm 2021-2025, trong đó, có việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó, từng bước giúp bà con có thêm điều kiện làm ăn, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên để ổn định đời sống gia đình.

Gia đình bà Trần Thị Rảnh ở xã Long Phú, huyện Long Phú thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, không những vậy, bà còn có đứa con gái bị tật nguyền nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Hiện nay, bà Rảnh làm nghề bán vé số để kiếm đồng ra, đồng vào, chăm lo cuộc sống gia đình qua ngày. Xét thấy điều kiện kinh tế gia đình bà Rảng khó khăn, Chính quyền địa phương đã xét và hỗ trợ 10 triệu đồng đầu tư dụng cụ chuyển đổi ngành nghề, nằm trong dự án số 1 về  giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn 1, 2021-2025. Bà Rảnh đã chọn mua một chiếc xe đạp điện để làm phương tiện đi bán vé số hằng ngày. Cũng nhờ vậy, giúp bà bán vé số được xa hơn, đỡ cơ cực và có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình hơn. Bà Trần Thị Rảnh, chia sẻ:

"Từ khi nhà nước hỗ trợ chiếc xe đạp điện, tôi đi bán vé số thuận lợi hơn. Từ ngày có xe đạp điện, tôi bán kiếm lời cũng từ hơn 100.000đồng-200.000 đồng, cuộc sống ổn định hơn trước".

Còn đối với gia đình ông Sơn Cường ở xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên được chính quyền địa phương xét hỗ trợ 10 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Anh đã giành số tiền đó để đầu tư mua một chiếc vỏ lãi và máy xăng để làm phương tiện vận chuyển cỏ cho bò ăn.

Ông Cường cho biết, gia đình có làm thêm nghề chăn nuôi bò, vì vậy mà chiếc xuồng rất quan trọng đối với anh trong việc đi cắt cỏ làm thức ăn cho bò. Nhờ vậy mà anh tiết kiệm được thời gian và tranh thủ làm được thêm nhiều việc khác cho gia đình: "Gia đình cũng cảm ơn sự hỗ trợ nhà nước trong chuyển đổi ngành nghề, mình mua xuồng đi cắt cỏ cho bò, thuận tiện hơn. Giờ tôi nuôi được 1 con, sắp tới cố gắng nhân đàn thêm".

Ông Nguyễn Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cho biết thêm, tính đến nay, huyện đã hỗ trợ đến gần 50 gia đình là đồng bào Khmer, phần lớn không đất để sản xuất để chuyển đổi ngành nghề, góp phần giúp bà con có thêm điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho gia đình.

Ông Trí nói: "Trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì với dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân, huyện Mỹ Xuyên đã triển khai được 49 hộ để thực hiện chuyển đổi ngành nghề cũng như là phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua. Nhìn chung với dự án này, bà con dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đặc biệt khó khăn đã có được cuộc sống ổn định, bà con có công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập về cho gia đình".

 Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719 về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025. Mục tiêu của chương trình là nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn (ấp) đặc biệt khó khăn; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân …

Chương trình gồm có 10 dự án thành phần. Đối với dự án 1 là giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, trong đó có mục tiêu tăng cường tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, việc hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi ngành nghề trong bà con dân tộc những năm gần đây được tỉnh quan tâm thực hiện đúng đối tượng, theo quy định. Tính từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã và đang triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hơn 4.500 hộ, với số tiền 45,6 tỷ đồng. Ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, cho biết: "Nhìn chung đồng bào dân tộc thiểu số khi thụ hưởng tiểu dự án này rất vui mừng, phấn khởi đón nhận và rất cám ở Đảng, Nhà nước quan tâm. Đồng thời, đồng bào dân tộc khai thác và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, bước đầu giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định".

Với sự hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh Sóc Trăng hiện đã có sinh kế ổn định, giúp gia đình tăng thêm thu nhập, có cơ hội vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống. Cùng với các chương trình, chính sách dân tộc, dự án khác của Đảng, Nhà nước và địa phương, giúp tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào Khmer của tỉnh giảm hàng năm trên 3%. Tỉnh Sóc Trăng cũng phấn đấu, đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 8.500 hộ.

Diện mạo nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng có nhiều đổi mới,  đồng bào dân tộc Khmer càng có thêm nhiều niềm tin vững chắc vào Đảng, Nhà nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội
Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội

VOV.VN - Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, người dân vùng lũ Kỳ Sơn vừa qua đã có thể kết nối nhanh nhất với bên ngoài. Đặc biệt, qua trang fanpage Mặt trận Nghệ An, những hỗ trợ thiết thực nhất đã kịp thời đến với người dân nơi đây.

Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội

Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội

VOV.VN - Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, người dân vùng lũ Kỳ Sơn vừa qua đã có thể kết nối nhanh nhất với bên ngoài. Đặc biệt, qua trang fanpage Mặt trận Nghệ An, những hỗ trợ thiết thực nhất đã kịp thời đến với người dân nơi đây.

Trà Vinh hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Trà Vinh hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Trà Vinh thực hiện chính sách đóng bảo biển y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Trà Vinh hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Trà Vinh thực hiện chính sách đóng bảo biển y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.