Sự cố chạy thận như ở Hoà Bình, Nghệ An có nguy cơ xảy ra ở nhiều nơi

VOV.VN -Theo các chuyên gia y tế, hiện quy trình chạy thận nhân tạo tại các BV vẫn còn nhiều kẽ hở. Nếu không được kiểm tra chặt chẽ, thảm họa tiếp tục xảy ra.

Trong khi vụ việc chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 9 người tử vong vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi thì ngày 30/7 vừa qua, sự cố chạy thận nhân tạo lại xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An khiến 6 bệnh nhân nguy kịch.

2 bệnh nhân trong sự cố chạy thận nhân tạo ở Nghệ An được chuyển ra điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Ngay khi sự việc xảy ra, Hội đồng chuyên môn do Sở Y tế thành lập gồm các nhà khoa học trong tỉnh và hai chuyên gia từ Bệnh viện Bạch Mai đã làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học và đi đến kết luận: Hệ thống RO có bộ phận sản xuất và tạo nước RO hoàn toàn bình thường, hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Theo PGS-TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), hệ thống lọc nước RO bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, từ nước của nhà máy thông qua lọc thô, lọc tinh làm mềm nước, sau đó mới cho nước đi qua màng lọc RO. Khi nước đã qua màng RO là 99,9% là nước đã sạch. Nước RO là nước tinh khiết nhưng không phải nước vô khuẩn.

 “Trong sự cố chạy thận ở Nghệ An, hội đồng chuyên môn kết luận đường ống dẫn nước gấp khúc, mọi người chưa hiểu tưởng rằng đường ống bị xoắn, nhưng không phải như vậy. Thực tế, khi hệ thống đường ống dẫn nước này đi vào trong tường và lúc lên, lúc xuống nên bắt buộc phải gấp khúc. Tuy nhiên, tại các điểm gấp khúc này có nguy cơ sinh ra biofilm (màng sinh học) và là nơi để vi khuẩn có thể bám vào, sinh sôi nảy nở”- PGS.TS Doãn Ngọc Hải cho biết.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải cho rằng, các nước phát triển không dùng bồn chứa nước RO, mà đưa nước từ máy lọc RO chạy thẳng trực tiếp vào trong máy chạy thận. Muốn làm được thì áp lực nước luôn phải được duy trì đủ mạnh, đòi hỏi bồn chứa nước phải đạt chuẩn.

“Tình trạng quá tải bệnh nhân, bệnh viện dự kiến lúc đầu lắp 10 máy chạy thận nhưng bệnh nhân đông quá nên mua thêm 10 máy chạy thận, chạy hết công suất, áp lực nước không đủ nên phải mua bồn chứa nước. Trong khi đó, bồn chứa nước chuẩn có giá khoảng 100 triệu đồng, chúng ta không đủ kinh phí nên thường mua bồn không chuẩn khoảng 10-15 triệu đồng. Chiếc bồn thông thường là một trong nguy cơ cho vi khuẩn phát triển. Hiện, tất cả các đơn vị chạy thận nhân tạo đều dùng loại bồn đó và đường ống dẫn nước từ bồn chứa đến các máy chạy thận lại gấp khúc thì nguy cơ nhiễm khuẩn tái nhiễm”- PGS Hải nêu rõ.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

Bên cạnh đó, chất lượng nước chạy thận muốn đảm bảo an toàn cũng cần phải có quy trình quản lý. Hiện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ hỗ trợ hướng dẫn cho các đơn vị. Viện cũng đã xây dựng các quy trình quản lý từ đầu vào và phải giám sát chất lượng nước. Tuy nhiên các đơn vị chưa thực hiện đến nơi, đến chốn.

Vì vậy, ông Doãn Ngọc Hải cho rằng, sau Hòa Bình, Nghệ An, sự cố chạy thận vẫn có thể tái diễn ở bất kỳ địa phương nào nếu quy trình không được kiểm tra chặt chẽ.   

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến sự cố chạy thận ở Hòa Bình và Nghệ An hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên tại Nghệ An mức độ nhẹ hơn nên không có sự cố đáng tiếc xảy ra. PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn cho rằng, nếu không quyết liệt trong việc bảo tồn, duy tu bảo dưỡng không chỉ về hóa chất mà ngay cả những thiết bị chạy thận, máy móc, trang thiết bị khác điều trị cho con người thì những thảm hỏa tiếp tục xảy ra.

“Vừa rồi may mắn 6 người chạy thận ở Nghệ An đã qua cơn nguy kịch. Chúng ta cần nghiêm túc thực hiện, đánh giá quy trình về tiêu chuẩn, chất lượng, quy trình về vận hành, quy trình đào tạo chuyên môn... phải chặt chẽ hơn”- PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết luận nguyên nhân gây ra sự cố chạy thận ở Nghệ An
Kết luận nguyên nhân gây ra sự cố chạy thận ở Nghệ An

VOV.VN - Trong sự cố chạy thận ở Nghệ An, hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

Kết luận nguyên nhân gây ra sự cố chạy thận ở Nghệ An

Kết luận nguyên nhân gây ra sự cố chạy thận ở Nghệ An

VOV.VN - Trong sự cố chạy thận ở Nghệ An, hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

BV Bạch Mai thông tin về 2 bệnh nhân chạy thận chuyển từ Nghệ An ra
BV Bạch Mai thông tin về 2 bệnh nhân chạy thận chuyển từ Nghệ An ra

VOV.VN -Sáng 2/8, BV Bạch Mai đã thông tin về tình hình sức khỏe của 2 bệnh nhân chạy thận được chuyển từ Nghệ An ra Hà Nội điều trị.

BV Bạch Mai thông tin về 2 bệnh nhân chạy thận chuyển từ Nghệ An ra

BV Bạch Mai thông tin về 2 bệnh nhân chạy thận chuyển từ Nghệ An ra

VOV.VN -Sáng 2/8, BV Bạch Mai đã thông tin về tình hình sức khỏe của 2 bệnh nhân chạy thận được chuyển từ Nghệ An ra Hà Nội điều trị.

Nghệ An thành lập tổ công tác tham mưu xử lý sự cố chạy thận
Nghệ An thành lập tổ công tác tham mưu xử lý sự cố chạy thận

VOV.VN - Sở Y tế Nghệ An đã ban hành Quyết định thành lập tổ công tác tham mưu xử lý sự cố y khoa trong quá trình chạy thận do PGĐ Sở làm tổ trưởng.

Nghệ An thành lập tổ công tác tham mưu xử lý sự cố chạy thận

Nghệ An thành lập tổ công tác tham mưu xử lý sự cố chạy thận

VOV.VN - Sở Y tế Nghệ An đã ban hành Quyết định thành lập tổ công tác tham mưu xử lý sự cố y khoa trong quá trình chạy thận do PGĐ Sở làm tổ trưởng.