Sự nghiệp “trồng người” trên vùng đất khó Quảng Nam

VOV.VN - Triển khai nội dung: "Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực" trong Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030". Ở các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, nhiều thầy, cô giáo luôn hết mình vì sự nghiệp “trồng người” giúp đỡ học sinh nghèo, giúp đồng bào Cơ Tu có cuộc sống tốt hơn.

 

Tốt nghiệp trường Cao Đẳng Văn hoá Nghệ thuật Đà Nẵng, năm 2011, cô giáo Nguyễn Thị Hạ Lựu, quê ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam lên huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam dạy học. Ban đầu, cô Lựu dạy học tại trường Tiểu học Kà Dăng. Đây là điểm trường khó khăn, cách trung tâm huyện Đông Giang gần 35 cây số.

Cô Lựu kể, buổi đầu rất khó khăn vì rào cản ngôn ngữ và tâm lý học sinh không muốn đến trường. Nhiều em đi học bữa được, bữa mất, hôm thì nghỉ học vào rừng, hôm lại theo mẹ lên rẫy. Thương các em, vào những ngày thứ 7, chủ nhật, cô giáo Nguyễn Thị Hạ Lựu lặn lội vào từng thôn, đến từng nhà, thuyết phục cha mẹ, ông bà đưa các em đến lớp. Năm 2012, cô Nguyễn Thị Hạ Lựu chuyển về công tác ở trường Tiểu học Mà Cooih cũng ở huyện miền núi Đông Giang. Ngoài giảng dạy, cô Lựu luôn tích cực trong công tác thiện nguyện. Cô Lựu nhiều lần bỏ tiền túi giúp đỡ học sinh nghèo.

“Nhìn thấy được sự thiếu thốn của các em học sinh ở huyện miền núi Đông Giang, xuất phát từ tình yêu thương con trẻ và bà con nơi mình đang công tác, tôi đã gắn kết sự yêu thương của các đơn vị nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh nghèo đồng bào Cơ Tu. Rất hạnh phúc khi tôi đã kết nối được nhiều Chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các em vượt khó đến trường và có một cuộc sống tốt hơn. Có nhiều học sinh không đến trường thường xuyên, tôi đến nhà thăm hỏi và trao quà động viên giúp các bạn đến trường chăm chỉ hơn. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh bỏ học trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực”, cô Nguyễn Thị Hạ Lựu kể.

Chị Pơ Loong Túc, người dân tộc Cơ Tu ở xã Za Hung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là người được cô Lựu thường xuyên giúp đỡ. Chồng của Pơ Loong Túc đã mất cuối năm 2021 do bị lũ cuốn trôi. Chồng mất để lại cho chị 3 đứa con nhỏ, một cháu bị bệnh đao nằm một chỗ. 4 mẹ con chị Pơ Loong Túc sống trong căn nhà tranh dột nát. Đầu năm nay, cô Nguyễn Thị Hạ Lựu vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ hơn 200 triệu đồng giúp mẹ con chị Túc xây ngôi nhà mới kiên cố.

Chị Pơ Loong Túc bày tỏ: “Cô Lựu đã tạo điều kiện cho 4 mẹ con tôi có được ngôi nhà ở, cô đã hỗ trợ tiền để làm lại nhà ở, cô còn cho quần áo, gạo ăn, mắm muối, sách vở cho các cháu. Cám ơn cô Lựu. Trước đây tôi không có nhà ở và chồng đã mất, bây giờ nhờ cô Lựu nên cuộc sống không còn khó khăn như trước”.

Đến nay, cô Nguyễn Thị Hạ Lựu đã kết nối và vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng giúp đồng bào nghèo, học sinh vùng cao hàng ngàn chiếc áo ấm, đầu sách và đồ dùng học tập, chăn, mền, xoong nồi...

Thầy Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Mà Cooih,  huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho hay:  “Cô Lựu là giáo viên dạy giỏi của huyện, của tỉnh. Về công tác xã hội cô rất năng nổ, kết nối nhiều đơn vị giúp đỡ cho nhiều em hoàn cảnh khó khăn không chỉ ở mà các trường khác ở huyện, tạo động lực cho các em. Vào mùa vụ có nhiều em học sinh lên rừng theo bố mẹ lên rẫy nương, cô Lựu và một số thầy, cô ở các điểm trường đến vận động đưa các em đến lớp. Nhà trường mong muốn nhiều cô, thầy giáo khác giúp đỡ cho nhiều học sinh khó khăn”.

Ở huyện miền núi cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, thầy giáo Pơ loong Đíp đang công tác tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ch'ơm, huyện Tây Giang được nhiều người yêu mến. Thầy giáo Đíp chủ động kết nối và vận động các nhà hảo tâm, nhiều doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm triệu đồng giúp đỡ đồng bào Cơ Tu nghèo, trẻ em khó khăn. Thầy Pơ loong Đíp còn tình nguyện hiến hơn 3 ha đất vườn để địa phương xây dựng khu tái định cư; vận động nguồn lực xây dựng một điểm trường.

Thầy giáo Pơ loong Đíp kể: “Tôi làm công tác từ thiện từ năm 2008, giúp đỡ người dân nghèo, khó khăn ở các xã vùng cao. Tôi đi vận động hàng từ thiện rất nhiều, như quần áo, sách vở. Hai vợ chồng đã tự nguyện hiến 3 ha đất để làm mặt bằng cho thôn, cho bà con làng bản về ở”.

Với các giáo viên ở vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam, việc bám bản, bám trường như một duyên nợ của những người chọn nghiệp "trồng người". Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, chính tình cảm của phụ huynh và học sinh nơi vùng cao biên giới luôn đong đầy đã tiếp thêm động lực giúp các thầy, cô giáo vượt qua mọi khó khăn, yên tâm công tác.

“Chúng tôi đánh giá rất cao sự đóng góp của đội ngũ giáo viên, nhất là những người dưới đồng bằng lên công tác ở khu vực miền núi, khu vực đồng bào thiểu số, đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp giáo dục vì học sinh khu vực miền núi. Tôi cảm kích và có tình cảm đặc biệt, cám ơn các thầy, các cô đã đóng góp cho ngành giáo dục Quảng Nam. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo tỉnh, các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh tiếp tục nghiên cứu và có chính sách phù hợp để hỗ trợ đời sống cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên công tác ở miền núi”, ông Thái Viết Tường cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 20 năm gắn bó với vùng cao, thầy giáo kết nối xây dựng gần 60 điểm trường
Hơn 20 năm gắn bó với vùng cao, thầy giáo kết nối xây dựng gần 60 điểm trường

VOV.VN - Hơn 20 năm gắn bó với những điểm trường xa xôi nhất ở vùng cao tỉnh Quảng Nam, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ không chỉ là người mang con chữ đến học sinh miền núi mà còn là cầu nối để các em có thêm những bữa cơm no, những tấm áo ấm. Từ nỗ lực vận động của thầy Vỹ và các cộng sự, đã có thêm khoảng 60 điểm trường được xây mới tại huyện miền núi khó khăn Nam Trà My.

Hơn 20 năm gắn bó với vùng cao, thầy giáo kết nối xây dựng gần 60 điểm trường

Hơn 20 năm gắn bó với vùng cao, thầy giáo kết nối xây dựng gần 60 điểm trường

VOV.VN - Hơn 20 năm gắn bó với những điểm trường xa xôi nhất ở vùng cao tỉnh Quảng Nam, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ không chỉ là người mang con chữ đến học sinh miền núi mà còn là cầu nối để các em có thêm những bữa cơm no, những tấm áo ấm. Từ nỗ lực vận động của thầy Vỹ và các cộng sự, đã có thêm khoảng 60 điểm trường được xây mới tại huyện miền núi khó khăn Nam Trà My.

Nhìn những em nhỏ vùng cao, nhiều cô giáo từ bỏ ý định về xuôi công tác
Nhìn những em nhỏ vùng cao, nhiều cô giáo từ bỏ ý định về xuôi công tác

VOV.VN - Nhìn những đôi mắt trong veo, gương mặt lem luốc của học sinh vùng cao, nhiều cô giáo từ bỏ ý định chuyển về công tác dưới xuôi dù có cơ hội.

Nhìn những em nhỏ vùng cao, nhiều cô giáo từ bỏ ý định về xuôi công tác

Nhìn những em nhỏ vùng cao, nhiều cô giáo từ bỏ ý định về xuôi công tác

VOV.VN - Nhìn những đôi mắt trong veo, gương mặt lem luốc của học sinh vùng cao, nhiều cô giáo từ bỏ ý định chuyển về công tác dưới xuôi dù có cơ hội.

Tết của giáo viên vùng cao Lai Châu
Tết của giáo viên vùng cao Lai Châu

VOV.VN - Việc về quê ăn Tết hay ở lại trường luôn là nỗi trăn trở của mỗi giáo viên miền xuôi đang công tác trên biên giới. Ai cũng có một nơi để nhớ, một chốn để về, nhưng vì nhiều lý do, hoàn cảnh, trong đó có việc huy động, níu chân học sinh quay trở lại trường lớp ngay sau tết, nhiều thầy cô đã tình nguyện ở lại đón xuân trên biên giới.

Tết của giáo viên vùng cao Lai Châu

Tết của giáo viên vùng cao Lai Châu

VOV.VN - Việc về quê ăn Tết hay ở lại trường luôn là nỗi trăn trở của mỗi giáo viên miền xuôi đang công tác trên biên giới. Ai cũng có một nơi để nhớ, một chốn để về, nhưng vì nhiều lý do, hoàn cảnh, trong đó có việc huy động, níu chân học sinh quay trở lại trường lớp ngay sau tết, nhiều thầy cô đã tình nguyện ở lại đón xuân trên biên giới.

Hạnh phúc của giáo viên vùng cao
Hạnh phúc của giáo viên vùng cao

VOV.VN - Trạm Tấu là một trong 2 huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Những ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên của các em thơ khi đến lớp đã chạm đến trái tim, tình cảm các thầy cô giáo, giúp họ càng thêm gắn bó với sự nghiệp trồng người” nơi rẻo cao.

Hạnh phúc của giáo viên vùng cao

Hạnh phúc của giáo viên vùng cao

VOV.VN - Trạm Tấu là một trong 2 huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Những ánh mắt thơ ngây, hồn nhiên của các em thơ khi đến lớp đã chạm đến trái tim, tình cảm các thầy cô giáo, giúp họ càng thêm gắn bó với sự nghiệp trồng người” nơi rẻo cao.