Sự thật việc người dân chế cáp treo vượt suối tại Gia Lai

VOV.VN -Thông tin về việc vượt suối bằng cáp treo tự chế khiến nhiều người giật mình về sự nguy hiểm và trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Thời gian gần đây nhiều phương tiện truyền thông đăng tải thông tin hàng trăm người dân ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai chế cáp treo vượt suối mưu sinh.

Thông tin làm nhiều người giật mình về sự nguy hiểm của việc đu cáp treo vượt nước dữ và đặt ra câu hỏi về sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương khi không lo cho dân.

Tuy nhiên, có điều chưa được thông tin chính xác, đó là số người đu cáp rất ít. Phần lớn người dân vẫn qua lại an toàn hơn, trên cây cầu gỗ cách đó chừng 1km.

Dùng cáp dây vượt suối đôi

Ảnh hưởng của bão số 3, lượng mưa tăng cao hơn bình thường, Suối Đôi, đoạn chảy qua tiểu khu 677 và 678, Ban quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ, địa phận xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, lại thêm cuồn cuộn.

Giải thích về việc tại sao sử dụng cáp tự chế để qua suối rất nguy hiểm mà không đi qua cây cầu gỗ an toàn, dù chỉ xa thêm khoảng 1km, anh Trần Quốc An, một trong số những người hàng ngày sử dụng cáp tự chế, nói: “Chúng tôi sinh sống bên suối để làm rẫy, làm thuê cho người ta. Trước đây dân có đóng góp với nhau làm một cây cầu ở phía dưới nhưng xa nên vận động người dân ở đây đóng góp bắc một cáp treo để qua lại. Biết là nguy hiểm nhưng mà thuận tiện cho việc đi lại”.

Ông Nguyễn Hữu Thiện - Chủ tịch UBND xã Ia Dom cho biết, suối Đôi chảy qua địa phận của xã có chiều dài 15-20km.

Bên kia suối có khoảng 870ha đất sản xuất lâu năm của người dân 4 làng người địa phương.

Hàng ngày, có khoảng 600 hộ dân đi qua suối để vào làm rẫy và tất cả đều đi qua cây cầu bán kiên cố thuộc địa phận làng Mok Trê.

Cây cầu này làm bằng gỗ, có bề ngang khoảng 2m. Bà con có thể đi xe máy, chở một số hàng hóa qua lại.

Cây cầu kiên cố ở xã Ia Dom

Đối với việc dùng cáp treo đi qua suối Đôi hiện chỉ có 8 hộ với 13 nhân khẩu, có 1 học sinh tiểu học đang ở tại tiểu khu 677 và 678 Ban quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, nói: “4 làng gồm Mok Trang, Mok Trê, Mok Đen 1, Mok Đen 2 đã tự đóng góp tiền để làm nên một cây cầu gỗ tại khu vực Mok Trê để tiện lợi cho việc qua lại trong sản xuất. Còn số đu cáp treo là số hộ từ Cà Mau di dân tự do đến, không chịu đi theo đường cầu gỗ này mà họ tự động mắc cáp treo đi sang bên kia suối để sản xuất. Số này rất ít. Sau khi phát hiện ra, chúng tôi đã vận động số hộ này chuyển sang bên này suối Đôi và đi theo hướng cầu gỗ để tiện lợi cho việc sản xuất”.

Về phía huyện Đức Cơ, ông Võ Thanh Hùng – Chủ tịch UBND huyện cho biết, đang chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với UBND xã Ia Dom vận động các hộ dân di dời về sinh sống tại khu dân cư và có giải pháp hỗ trợ để những hộ này có nơi ở ổn định.

Huyện sẽ không để bà con tiếp tục sử dụng cáp treo tự chế ẩn chứa nhiều rủi ro, tránh xảy ra sự cố ảnh hưởng đến tính mạng người dân.

Như vậy, có thể khẳng định, thông tin hàng trăm hộ dân xã Ia Dom, huyện Đức Cơ hàng ngày vượt suối Đôi bằng cáp treo để mưu sinh là không chính xác.

Thực tế, hiện chỉ có có 8 hộ di dân sử dụng hình thức này để vượt suối. Một mặt họ đã vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng khi làm lán trại ở trái phép trên đất lâm nghiệp.

Mặt khác nhận thức của những người này chưa tốt, chỉ vì tiết kiệm chút thời gian, họ đánh đu mạng sống, sử cáp treo vượt suối thay vì dùng cầu gần đó để đi lại.

Ông Nguyễn Văn Đồng - Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ cho biết, đến ngày 17/9, tất cả các hộ dân làm lán trại trong tiểu khu 677 và 678 Ban quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ đã ký cam kết rời khỏi lâm phần của ban, sang khu vực dân cư của xã Ia Dom sinh sống, và việc sử dụng dây cáp tự chế để qua sông sẽ sớm chấm dứt hoàn toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rùng mình cáp treo tự chế vượt suối dữ của người dân
Rùng mình cáp treo tự chế vượt suối dữ của người dân

Người dân sống bên bờ suối Đôi (Gia Lai) vẫn dùng cái cáp treo tự chế này để vượt suối kiếm kế sinh nhai.

Rùng mình cáp treo tự chế vượt suối dữ của người dân

Rùng mình cáp treo tự chế vượt suối dữ của người dân

Người dân sống bên bờ suối Đôi (Gia Lai) vẫn dùng cái cáp treo tự chế này để vượt suối kiếm kế sinh nhai.

Lai Châu: Vượt suối khi lũ về, 6 người bị nước cuốn trôi
Lai Châu: Vượt suối khi lũ về, 6 người bị nước cuốn trôi

Cơn bão số 2 đã khiến 6 người dân tỉnh Lai Châu bị nước cuốn khi băng qua sông, suối; nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn bị sạt lở.

Lai Châu: Vượt suối khi lũ về, 6 người bị nước cuốn trôi

Lai Châu: Vượt suối khi lũ về, 6 người bị nước cuốn trôi

Cơn bão số 2 đã khiến 6 người dân tỉnh Lai Châu bị nước cuốn khi băng qua sông, suối; nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn bị sạt lở.

Vượt suối, một người bị lũ cuốn trôi
Vượt suối, một người bị lũ cuốn trôi

Hoàn lưu của bão số 4 đã gây ra hiện tượng mưa to trên diện rộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Sáng 26/7, sông Hồng, sông Chảy và nhiều con suối trên địa bàn Lào Cai có hiện tượng lũ dâng cao

Vượt suối, một người bị lũ cuốn trôi

Vượt suối, một người bị lũ cuốn trôi

Hoàn lưu của bão số 4 đã gây ra hiện tượng mưa to trên diện rộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Sáng 26/7, sông Hồng, sông Chảy và nhiều con suối trên địa bàn Lào Cai có hiện tượng lũ dâng cao

Học sinh đu dây, kéo mảng vượt suối tới trường
Học sinh đu dây, kéo mảng vượt suối tới trường

VOV.VN -Từ nhiều năm qua, người dân xã An Lương (Văn Chấn, Yên Bái) phải sử dụng mảng để vượt suối Ngòi Thia, đặc biệt trong đó là gần 200 học sinh.

Học sinh đu dây, kéo mảng vượt suối tới trường

Học sinh đu dây, kéo mảng vượt suối tới trường

VOV.VN -Từ nhiều năm qua, người dân xã An Lương (Văn Chấn, Yên Bái) phải sử dụng mảng để vượt suối Ngòi Thia, đặc biệt trong đó là gần 200 học sinh.