Nông dân Khmer sản xuất giỏi, tay trắng vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Nhờ áp dụng mô hình đa canh cây màu kết hợp với chăn nuôi bò thịt, gia đình anh Danh Giang và chị Sơn Thị Ngọc Ánh, ở ấp Phú Ninh, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng từ một hộ nghèo với hai bàn tay trắng đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập vài ba trăm triệu đồng/năm trên diện tích đất gần 1 hecta.

Sau một năm lao động cật lực, tết năm nay, anh Danh Giang thật sự mãn nguyện và tự tin với thành quả mô hình đa canh cây màu kết hợp với chăn nuôi bò thịt trên diện tích gần 1 hecta đã giúp gia đình anh thoát nghèo.

Anh Giang kể rằng, trong diện tích 1 hecta đất mà gia đình đã chắt chiu dành dụm mua được, anh đã bố trí  gần 2.000 m2 đất để xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn, gồm các rau ăn lá, ngắn ngày; khoảng 4.000 m2 đất anh trồng rau ăn quả, lấy củ với thời gian sinh trưởng dài và thu hoạch lâu hơn, diện tích còn lại, anh trồng cỏ và xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò thịt. Anh Giang cho biết, với cách làm này sẽ giúp giảm áp lực trong vấn đề đầu ra.

“Ở đây, tôi trồng nhiều loại màu lắm, như: rau muống, cải ngọt, cải xanh, cải thìa, tần ô…, vì nhiều loại thì mình dễ bán, và có rau bán mỗi ngày. Nếu chỉ trồng một loại mà rau đã dội thị trường thì đâu có giá. Trồng như vậy, cái nào có giá thì mình thu hoạch, bán trước. Loại kia chưa có giá thì mình neo lại, chờ giá lên thì thu hoạch bán nữa”, anh Giang nói.

Trước khi làm mô hình, anh Giang được ngành nông nghiệp tập huấn kỹ thuật, ngoài ra được hỗ trợ chi phí làm nhà lưới và hệ thống tưới tiêu tự động. Nhờ trồng loại rau ngắn ngày, nên anh làm được nhiều vụ trong một năm với thu nhập khoảng 20 triệu đồng/vụ.

“Ở trong nhà lưới thì cho thu lợi nhuận cao hơn, thuận lợi hơn việc trồng ở ngoài nhiều, vì  không phải tưới nước bằng tay do đã có hệ thống tưới tiêu tự động. Trồng xong chỉ chờ thu hoạch. Rau cũng đẹp, bán được giá hơn, ví dụ như mình trồng ở ngoài giá 10.000 đồng, thì trong nhà lưới có thể bán được 15.000 đồng”, anh Giang cho hay.

Đánh giá về mô hình trồng rau màu của gia đình anh Danh Giang, ông Dương Khe, Chi hội trưởng nông dân ấp Phú Ninh, xã An Ninh cho biết, đây là mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định và thường xuyên nhờ trồng nhiều loại rau màu. Đặc biệt là mô hình trồng rau ăn lá trong nhà lưới, cho lợi nhuận rất cao. 

“Mình xem xét thấy việc trồng màu trong nhà lưới cho hiệu quả cao, đầu tiên là giảm được công chăm sóc, ngoài ra, nếu trời mưa gió cũng không làm ảnh hưởng, hư hại đến màu của mình. Thứ hai nữa là ít sâu bệnh, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thứ ba là về thị trường, nếu mình trồng trong nhà lưới thì rau sẽ dễ bán hơn, có giá hơn. Nếu thời tiết bất lợi, người khác không trồng được thì mình vẫn trồng được, cho rau đẹp xuất ra thị trường”, ông Dương Khe cho biết.

Hơn 10 năm trước, anh Giang và chị Ánh đến với nhau với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu, hai vợ chồng làm đủ nghề kiếm sống, đặc biệt, Danh Giang hết làm thợ hồ, đến thợ nhôm. Nhưng rồi niềm hăng say lao động, yêu thích làm nông đã thôi thúc anh thuê diện tích đất cặp kênh để trồng màu. Lợi nhuận được bao nhiêu, anh chị tiết kiệm mua đất nông nghiệp để sản xuất. Đến nay, anh có trong tay gần 1 hecta đất để trồng màu và chăn nuôi bò, từng bước cho hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi.

Chị Sơn Thị Ngọc Ánh không giấu được niềm vui chia sẻ về thành quả hai vợ chồng nỗ lực đạt được: “Trước đây, gia đình tôi cũng khó khăn lắm, bây giờ thì trồng rau màu, nuôi bò … kinh tế gia đình cũng bắt đầu vươn lên. Ngoài ra, cũng nhờ địa phương hỗ trợ vốn làm ăn hiệu quả nên đời sống giờ khá hơn, không còn thiếu thốn như trước đây”.

Có thể nói, thành công từ mô hình trồng rau màu kết hợp chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cho thu nhập vài ba trăm triệu đồng mỗi năm sẽ là tiền đề để anh Danh Giang đầu tư mở rộng sản xuất trong năm mới. Gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Danh Giang, ở ấp Phú Ninh, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng là tấm gương vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu đang lan tỏa trong cộng đồng dân tộc Khmer./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch
Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch

VOV.VN - Với phương châm "đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh", đồng bào Ba Na ở xã Glar, huyện Đăk Đoa rủ nhau trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn Rain Forest. Nhờ vậy, bà con vừa giữ được năng suất vườn cây ổn định, vừa bán được sản phẩm với giá cao hơn thị trường.

Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch

Bà con Ba Na xóa đói giảm nghèo nhờ làm cà phê sạch

VOV.VN - Với phương châm "đất tốt, vườn xanh, nhà nông khỏe mạnh", đồng bào Ba Na ở xã Glar, huyện Đăk Đoa rủ nhau trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn Rain Forest. Nhờ vậy, bà con vừa giữ được năng suất vườn cây ổn định, vừa bán được sản phẩm với giá cao hơn thị trường.

Ấn tượng giảm nghèo bền vững ở Đạ Sar, Lâm Đồng
Ấn tượng giảm nghèo bền vững ở Đạ Sar, Lâm Đồng

VOV.VN - Nhờ đa dạng cây trồng, đặc biệt là sản xuất cây dược liệu, rau, hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, bà con dân tộc thiểu K’ho ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới ấm no.

Ấn tượng giảm nghèo bền vững ở Đạ Sar, Lâm Đồng

Ấn tượng giảm nghèo bền vững ở Đạ Sar, Lâm Đồng

VOV.VN - Nhờ đa dạng cây trồng, đặc biệt là sản xuất cây dược liệu, rau, hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, bà con dân tộc thiểu K’ho ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới ấm no.

Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm giúp thanh niên dân tộc Mông thoát nghèo
Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm giúp thanh niên dân tộc Mông thoát nghèo

VOV.VN - Tận dụng đồng đất của gia đình thâm canh trồng trọt và phát triển chăn nuôi đã và đang là hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế đối với nhiều hộ dân ở xã biên giới Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm giúp thanh niên dân tộc Mông thoát nghèo

Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm giúp thanh niên dân tộc Mông thoát nghèo

VOV.VN - Tận dụng đồng đất của gia đình thâm canh trồng trọt và phát triển chăn nuôi đã và đang là hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế đối với nhiều hộ dân ở xã biên giới Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.