Không để sạt lở thành nỗi lo thường trực của người dân vùng cao

VOV.VN - Tại tỉnh miền núi Bắc Kạn hiện có hàng nghìn hộ dân sinh sống trong các khu vực nguy cơ cao sạt lở và hầu như năm nào địa phương cũng có những vụ việc sạt lở đáng tiếc gây hư hại nhà cửa, tài sản... thậm chí cướp đi sinh mạng người dân. Vậy nhưng để phòng tránh cũng như giải quyết dứt điểm tình trạng này đang là bài toán khó với người dân và cả chính quyền địa phương

Các vụ sạt lở đất đá khiến nhà cửa hư hại, thậm chí gây tổn thất về người đã không còn xa lạ với người dân Bắc Kạn nhiều năm qua. Có thể kể đến như vụ sạt lở kinh hoàng, vùi lấp 5 nhà dân khiến 13 người chết và mất tích tại thôn Khên Lền, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm năm 2009. Hay vụ sạt lở tại thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể khiến 2 cháu bé tử vong ngày 14/3/2019. Tháng 11/2021 một vụ sạt lở xảy ra tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn cũng khiến một cháu bé 4 tuổi tử vong. Mới đây nhất, tối 24/6 tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, sạt lở ta luy dương phá hủy một căn nhà và khiến một bé gái 6 tuổi tử vong tại chỗ…

Điều đáng nói, trong số này có trường hợp không nằm trong phạm vi các điểm có nguy cơ sạt lở đã được chính quyền và cơ quan chức năng rà soát thống kê do các gia đình đã tự san ủi và làm nhà dưới chân đồi, mái ta luy cao, tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt khi mưa lớn kéo dài.

Ông Lý Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã An Thắng, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho biết, hiện trong xã có nhiều hộ nằm ở vùng có nguy cơ sạt lở, nguyên nhân chủ yếu vẫn do thiếu mặt bằng xây dựng và một phần còn do tập quán sinh sống của người dân, nhất là đồng bào Mông thường có thói quen làm nhà ở các triền núi: “Một trong những nội dung mà hiện nay địa phương đang tập trung đó là tuyên truyền người dân di chuyển đến vùng thấp hơn, địa hình bằng phẳng, an toàn hơn. Tuy nhiên, thiếu mặt bằng đang là khó khăn lớn nhất. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân di chuyển chỗ ở đến nơi ở có điều kiện tốt hơn để bà con phát triển kinh tế, xã hội”.

Theo thống kê của tỉnh Bắc Kạn, hiện có hơn 340 điểm với khoảng 1.740 hộ sống trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng do sạt lở. Tuy nhiên, nhiều năm qua có rất ít hộ dân được di dời, bố trí tái định cư đến khu vực an toàn. Ông Hà Kim Oanh, Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn lý giải: “Các dự án tái định cư tập trung hiện nay rất khó khăn về nguồn lực, bên cạnh đó là quỹ đất, mặt bằng, từ đất ở, đất sản xuất, đất rừng canh tác đều rất khó khăn đối với nhóm 10-20 hộ tập trung trở lên. Kể cả cho bố trí xen ghép thì nguồn lực cũng rất hạn chế”.

Do đặc thù địa hình phần lớn là đồi núi nên hầu hết các bản làng, thôn xóm tại Bắc Kạn đều nằm dưới các chân đồi, núi dốc, quỹ đất dành cho xây dựng không nhiều. Hiện nhà ở khu vực nông được miễn cấp phép nên chính quyền xã rất khó có thể xử lý, đồng thời việc đánh giá như thế nào là “đảm bảo an toàn” cũng chỉ mang tính cảm quan. Do đó, chính quyền các xã gặp không ít khó khăn trong việc nhắc nhở hay xử lý các trường hợp xây dựng nhà cửa ở khu vực có nguy cơ sạt lở. Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho rằng: “Rất khó trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn của đồng bào miền núi, diện tích mặt bằng lại hạn chế trong khi chế tài xử lý cũng chưa rõ ràng, cụ thể. Chính vì vậy, chính quyền địa phương phải làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo cho người dân. Định kỳ phải rà soát lại các khu vực cảnh báo nguy cơ sạt lở để có phương án, cảnh báo cho người dân. Trong khu vực nông thôn chúng ta không có cấp phép xây dựng nên công tác tuyên truyền vẫn là giải pháp hiệu quả nhất, ý thức, trách nhiệm của chính mỗi người dân phải được đặt lên hàng đầu’’.

Trên thực tế, không  chỉ ở khu vực nông thôn, ngay tại các đô thị như thành phố Bắc Kạn, các thị trấn như Đồng Tâm (huyện Chợ Mới), thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể), trung tâm Bộc Bố của huyện Pác Nặm… cũng có nhiều khu dân cư nằm ngay dưới các mái taluy cao gấp 3-4 lần chiều cao ngôi nhà và cũng đã xảy ra các vụ sạt lở đáng tiếc. Đêm mùng 4, rạng sáng 5/7 vừa qua, huyện Chợ Mới đã phải di dời khẩn cấp gần 20 hộ dân tại khu vực tổ 1, thị trấn Đồng Tâm sau khi phát hiện tình trạng sụt lún, lở đất ở ngọn đồi phía sau khu dân cư này… Bản thân người dân cũng không có nhiều lựa chọn do điều kiện kinh tế còn eo hẹp. Ông Ma Văn Long, một người dân huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn nói: “Ở đây tìm chỗ làm nhà khó lắm, chủ yếu phải đào chân đồi mới có chỗ. Còn bảo an toàn không thì chủ yếu là do mình tự xem xét thôi, có điều kiện thì xây thêm kè đá, nếu không thì cứ để đấy khi nào có tiền mới làm được. Nhưng xây thì tốn kém có khi bằng làm nhà rồi".

Ngày 4/5/2023, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định ban hành Quy định cụ thể và tiêu chí đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Trong đó yêu cầu không xây mới nhà ở khu vực đã có cảnh báo nguy cơ cao xảy ra sạt lở, khu vực địa hình địa chất không đảm bảo an toàn đã được cơ quan chuyên môn xác định, khuyến cáo. Tuy vậy, quy định cũng chưa có những chế tài xử lý cụ thể cũng như quy chuẩn kỹ thuật cho việc đảm bảo an toàn, phòng chống sạt lở khi xây dựng nhà ở, nhất là khu vực nông thôn. Do đó, việc tuyên tuyền, nâng cao ý thức người dân vẫn là giải pháp căn bản.

Ông Đới Văn Thiều, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi -Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn nêu quan điểm: “Để quản lý việc này thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống, đặc biệt là chính quyền địa phương. Các cơ quan chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ, ví dụ các sở như Tài nguyên môi trường, sở Xây dựng… cũng đều có phân công nhiệm vụ trong phương án phòng chống thiên tai của tỉnh hàng năm. Với cơ quan chuyên môn thường trực phòng chống thiên tai, chúng tôi cũng khuyến cáo trong quá trình người dân xây dựng nhà ở cần theo dõi, khuyến cáo người dân không xây dựng ở khu vực cảnh báo nguy cơ sạt lở. Việc này tuy khó khăn nhưng nếu các ngành vào cuộc theo chức năng nhiệm vụ sẽ từng bước khắc phục vấn đề này ”.

Để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân, tỉnh Bắc Kạn cần sớm có phương án di dời hoặc khắc phục triệt để tại các khu vực đã rà soát trong diện nguy cơ sạt lở cao; Đồng thời, việc có những hướng dẫn, quy định cụ thể về tiêu chuẩn an toàn cũng như chế tài xử lý cho các khu vực nông thôn, thậm chí cả đô thị miền núi cũng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân cũng cần tự ý thức hơn về việc đảm bảo an toàn cho gia đình khi quyết định xây dựng nơi an cư, tránh rủi ro có thể xảy ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Lạt đánh sập phần taluy còn lại sau vụ sạt lở đất
Đà Lạt đánh sập phần taluy còn lại sau vụ sạt lở đất

VOV.VN - Lực lượng chức năng đã chủ động múc bớt đất rồi đánh sập bờ taluy để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân sau vụ sạt lở đất trước đó.

Đà Lạt đánh sập phần taluy còn lại sau vụ sạt lở đất

Đà Lạt đánh sập phần taluy còn lại sau vụ sạt lở đất

VOV.VN - Lực lượng chức năng đã chủ động múc bớt đất rồi đánh sập bờ taluy để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân sau vụ sạt lở đất trước đó.

Sạt lở bờ biển làm mất hơn 5.200 ha đất rừng của tỉnh Cà Mau
Sạt lở bờ biển làm mất hơn 5.200 ha đất rừng của tỉnh Cà Mau

VOV.VN - Hằng năm, bờ biển Tây tỉnh Cà Mau luôn chịu tác động tiêu cực của mưa bão. Có những năm, triều cường dâng cao, nước biển tràn qua đê, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng, tài sản của người dân.

Sạt lở bờ biển làm mất hơn 5.200 ha đất rừng của tỉnh Cà Mau

Sạt lở bờ biển làm mất hơn 5.200 ha đất rừng của tỉnh Cà Mau

VOV.VN - Hằng năm, bờ biển Tây tỉnh Cà Mau luôn chịu tác động tiêu cực của mưa bão. Có những năm, triều cường dâng cao, nước biển tràn qua đê, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng, tài sản của người dân.

Vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Đà Lạt: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 200 triệu đồng
Vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Đà Lạt: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 200 triệu đồng

VOV.VN - Đến sáng 30/6, các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quyên góp, hỗ trợ gia đình nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở taluy tại Đà Lạt hơn 200 triệu đồng.

Vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Đà Lạt: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 200 triệu đồng

Vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Đà Lạt: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 200 triệu đồng

VOV.VN - Đến sáng 30/6, các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quyên góp, hỗ trợ gia đình nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở taluy tại Đà Lạt hơn 200 triệu đồng.