Tạm đình chỉ cô giáo nghi tác động vật lý khiến học sinh thâm mắt

VOV.VN - Cô giáo ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nghi dùng thước kẻ tác động, gây bầm tím mắt học sinh đã bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.

Liên quan đến vụ việc cô giáo dùng thước kẻ tác động vào đầu học sinh lớp 1 tại Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, ngay sau khi nhận được thông tin, Phòng giáo dục – Đào tạo huyện đã trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình thực tế và chỉ đạo nhà trường tổ chức thăm hỏi học sinh và động viên gia đình. Đồng thời, phối hợp với gia đình học sinh tổ chức kiểm tra sức khỏe, điều trị chấn thương cho học sinh và phối hợp với chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng xác minh làm rõ sự việc.

Phòng cũng đã chỉ đạo nhà trường tạm đình chỉ giảng dạy đối với giáo viên dùng thước tác động vào học sinh để phục vụ công tác điều tra, xác minh vụ việc. 

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải gửi cơ quan chức năng: trước đó, sáng ngày 15/4, trong quá trình dạy học, cô giáo Giàng Thị Sáng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1C có dùng thước kẻ tác động nhẹ lên đầu học sinh Lù Thị Linh, học sinh của lớp (do trong tiết ôn luyện cuối năm, học sinh này quên nhiều kiến thức, cô phải hướng dẫn nhiều lần dẫn đến mất bình tĩnh nên đã dùng thước kẻ tác động nhẹ vào đầu học sinh).

Hai ngày sau, học sinh Lù Thị Linh mắt có quầng thâm không rõ nguyên nhân, cô giáo đã báo cáo Lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo nhà trường đã trực tiếp kiểm tra, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh, sau đó đưa học sinh Lù Thị Linh đi kiểm tra sức khỏe tại Trạm Y tế xã La Pán Tẩn; kết quả thăm khám tại Trạm y tế xã cũng không rõ nguyên nhân.

Ngày 18/4, nhà trường đã mời và phối hợp với cha mẹ học sinh đưa em Lù Thị Linh chuyển lên Trung tâm y tế huyện Mù Cang Chải để kiểm tra sức khoẻ. Kết quả, em Lù Thị Linh bị dập phần mô mềm trên da đầu, dẫn đến tụ máu truyền sang mắt, không thấy tổn thương hộp sọ; sau đó em được kê đơn thuốc về uống.

Ngày 19/4, Nhà trường và cô giáo Giàng Thị Sáng cùng cha mẹ học sinh tiếp tục đưa em Lù Thị Linh thăm khám lại tại Bệnh viện Đa khoa Trường Đức (địa chỉ tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái); kết quả thăm khám là tương đồng với lần khám ở Trung tâm y tế huyện Mù Cang Chải; không thấy hình ảnh bất thường xương sọ và có phù nề phần mềm vùng trán. Nhà trường và cha mẹ học sinh đã thống nhất để em Lù Thị Linh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trường Đức cho đến khi sức khỏe của em ổn định.

Hôm nay 22/4, thông tin từ một lãnh đạo huyện Mù Cang Chải cho biết, sức khoẻ của học sinh Lù Thị Linh đã ổn định, quầng thâm mắt đã đỡ nhiều; hoạt động ăn uống, sinh hoạt bình thường và đang tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện đa khoaTrường Đức. Bệnh viện có ý kiến cho học sinh về nhà theo dõi và uống thuốc, tuy nhiên, Nhà trường và cha mẹ học sinh đề nghị Bệnh viện tiếp tục cho học sinh ở lại Bệnh viện để theo dõi thêm về sức khoẻ.

Cũng theo vị lãnh đạo này, việc cô giáo Giàng Thị Sáng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1C có dùng thước tác động nhẹ vào đầu học sinh Lù Thị Linh là có; cá nhân cô giáo cũng đã xác nhận sự việc. Tuy nhiên, việc tác động gây ảnh hưởng ở mức độ như thế nào thì cần có thời gian kiểm tra, xác minh thêm để việc xử lý vụ việc đảm bảo công bằng, đúng quy định.

Trước mắt, các chi phí thăm khám và điều trị của học sinh Lù Thị Linh đều do nhà trường và cô giáo Giàng Thị Sáng chi trả.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh đưa ra ý tưởng phòng chống bạo lực học đường
Học sinh đưa ra ý tưởng phòng chống bạo lực học đường

VOV.VN - Sáng nay (1/4), Bộ GD-ĐT phát động cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” lần thứ nhất.

Học sinh đưa ra ý tưởng phòng chống bạo lực học đường

Học sinh đưa ra ý tưởng phòng chống bạo lực học đường

VOV.VN - Sáng nay (1/4), Bộ GD-ĐT phát động cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” lần thứ nhất.

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?
Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

VOV.VN - Không ít trường hợp để bênh vực con em mình khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, phụ huynh đã thẳng tay “xử lý” giúp con em mình bằng chính hành động bạo lực, hoặc đồng tình, cổ xúy cho con dùng bạo lực để giải quyết. Điều này không chỉ làm tổn hại đến những trẻ khác mà còn vô tình "đầu độc" chính con em mình bằng lối ứng xử thiếu văn hóa, côn đồ.

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

Bạo lực học đường bao giờ chấm dứt khi phụ huynh là người tiếp tay?

VOV.VN - Không ít trường hợp để bênh vực con em mình khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, phụ huynh đã thẳng tay “xử lý” giúp con em mình bằng chính hành động bạo lực, hoặc đồng tình, cổ xúy cho con dùng bạo lực để giải quyết. Điều này không chỉ làm tổn hại đến những trẻ khác mà còn vô tình "đầu độc" chính con em mình bằng lối ứng xử thiếu văn hóa, côn đồ.

“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!
“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!

VOV.VN - Vừa qua, sự việc một nhóm học sinh lớp 6-7 tại Tuyên Quang chốt cửa, dồn cô giáo vào góc tường, ném dép vào người đang đặt ra nhiều vấn đề đáng báo động cho ngành giáo dục.

“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!

“Bạo lực ngược” học đường: Đừng để truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị mai một!

VOV.VN - Vừa qua, sự việc một nhóm học sinh lớp 6-7 tại Tuyên Quang chốt cửa, dồn cô giáo vào góc tường, ném dép vào người đang đặt ra nhiều vấn đề đáng báo động cho ngành giáo dục.