Tâm lý học để thi làm sai lệch mục tiêu của dạy và học Ngoại ngữ

VOV.VN - Nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, việc từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn, cần có chiến lược và lộ trình cụ thể.

Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Một nội dung quan trọng được đề cập trong Kết luận 91-KL/TW là: “Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”.

Nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, việc từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn, cần có chiến lược và lộ trình cụ thể.

Là người từng viết tâm thư gửi lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề xuất việc cần phải có quốc sách đối với việc dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, GS.Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, Tiếng Anh là công cụ để giao tiếp, để tìm cơ hội, tìm bạn bè, phát triển khoa học, kỹ thuật, tìm cơ may để làm ăn, buôn bán...

“Thế hệ trẻ của chúng ta rất thông minh. Hiện nay, khi thế giới bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo thì công nghệ thông tin và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là hai công cụ có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu.

Tại Việt Nam, chúng ta đang làm rất tốt về công nghệ thông tin, người Việt Nam rất nhanh nhạy, chịu khó học, thích logic. Nhưng tiếng Anh lại đang yếu. Như vậy, chúng ta sẽ khó khăn để có thể “chạy đua” với các quốc gia khác trong bối cảnh hiện nay, khi ở trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt nhưng lành mạnh, có nghĩa phải cạnh tranh bằng năng lực”, GS Trần Văn Nhung nói.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, năm 2000, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 58/CT-TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Khi có Chỉ thị này đã có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội để phát triển công nghệ thông tin. Và sau 1/4 thế kỷ, có thể nhận thấy những bước tiến ngoạn mục về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Nếu có một chỉ thị tương tự Chỉ thị 58/CT-TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” nhưng cho ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì năng lực tiếng Anh sẽ dần được cải thiện. Cùng với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, việc học, dạy và sử dụng tiếng Anh sẽ được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và cũng sẽ có những bước tiến ngoạn mục.

GS Trần Văn Nhung đề xuất những tố chất con người cần có trong thời Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) gồm: Sức khỏe tốt, trái tim nhân hậu và yêu nước, bộ óc tốt, kỹ năng sống tốt, tiếng Anh (và ngoại ngữ), IT/ICT.

Nói về chất lượng dạy và học ngoại ngữ hiện nay, PGS.TS. Hà Lê Kim Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, hơn 10 năm trở lại đây, việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Một số quy định khung pháp lý liên quan đến ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đã được ban hành. Cùng với các hoạt động tích cực của đề án ngoại ngữ 2020 với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc dạy tiếng Anh, phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở bậc phổ thông và bậc đại học đã được quan tâm, có kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc dạy và học Ngoại ngữ vẫn gặp những khó khăn nhất định như thiếu giáo viên tiếng Anh đặc biệt là vùng miền núi, thiếu đội ngũ giáo viên có chất lượng.

Về nhận thức, đâu đó các bậc phụ huynh, giáo viên vẫn nghĩ tiếng Anh là môn học và chỉ cần qua môn mà không ý thức tiếng Anh góp phần quan trọng tạo sức cạnh tranh, vươn ra quốc tế. Điều này rất khó tạo được sức bật, nâng cao chất lượng sử dụng tiếng Anh trong phát triển nghề.

TS.Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD - ĐT quận Ba Đình, Hà Nội cũng cho rằng vẫn còn sự chênh lệch về trình độ của giáo viên ngoại ngữ giữa các trường và trong một trường với nhau. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, kinh nghiệm.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 yêu cầu số lượng giáo viên lớn hơn so với chương trình cũ, nhưng việc tuyển dụng tương đối khó khăn vì giáo viên giỏi, sinh viên giỏi đôi khi lại không còn chọn nghề giáo mà đã chuyển công việc khác.

Cùng với đó, chênh lệch trình độ học sinh giữa các trường với nhau, chênh lệch giữa các lớp, bởi hiện tại chưa có quy định nào cho phép được khảo sát về xếp lớp. Ban giám hiệu nhà trường chỉ căn cứ vào kết quả học tập, và kết quả này chắc chắn khó đánh giá chất lượng học sinh trên thực tế.

Với giáo dục quận Ba Đình, theo TS Lê Đức Thuận, dù đã rất được quận quan tâm đầu tư giai đoạn vừa qua (2.300 tỷ đồng cho giai đoạn 5 năm gần đây), tuy nhiên con số trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu rất cao của việc dạy học ngoại ngữ nói chung, dạy học tiếng Anh trong thời đại 4.0.

“Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có, nhưng khi thực hiện thì có tình trạng thầy cô dạy để thi. Học sinh học để đi thi, phụ huynh cũng cho con học vì điểm số… cho nên mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ đã bị lệch đi. Bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, học sinh có thể rất tự tin về đọc và viết, nhưng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Tôi nghĩ Tiếng Anh là sinh ngữ nên nếu không có môi trường, không có khích lệ động viên, phương pháp luận... thì sẽ rất khó”, TS Lê Đức Thuận nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo dục thành phố Vũng Tàu không chỉ là chất lượng
Giáo dục thành phố Vũng Tàu không chỉ là chất lượng

VOV.VN - Trong những năm qua, Thành phố Vũng Tàu luôn là địa phương có chất lượng giáo dục đứng đầu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cấp học luôn chú trọng việc tạo động lực sáng tạo trong dạy học, giúp giáo viên thêm yêu nghề, yêu học sinh, yên tâm gắn bó với nghề từ đó khơi dậy khả năng vượt trội ở mỗi học sinh.

Giáo dục thành phố Vũng Tàu không chỉ là chất lượng

Giáo dục thành phố Vũng Tàu không chỉ là chất lượng

VOV.VN - Trong những năm qua, Thành phố Vũng Tàu luôn là địa phương có chất lượng giáo dục đứng đầu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cấp học luôn chú trọng việc tạo động lực sáng tạo trong dạy học, giúp giáo viên thêm yêu nghề, yêu học sinh, yên tâm gắn bó với nghề từ đó khơi dậy khả năng vượt trội ở mỗi học sinh.

Vụ lùm xùm thi lớp 10 ở Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT
Vụ lùm xùm thi lớp 10 ở Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT

Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình bị cách chức vì liên quan đến sai phạm tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Vụ lùm xùm thi lớp 10 ở Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT

Vụ lùm xùm thi lớp 10 ở Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT

Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình bị cách chức vì liên quan đến sai phạm tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Quảng Nam dành 158 tỷ đồng miễn giảm học phí cho học sinh
Quảng Nam dành 158 tỷ đồng miễn giảm học phí cho học sinh

Theo Nghị quyết hỗ trợ học phí đối với cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 và năm học 2025-2026, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam dành 158 tỷ đồng miễn giảm học phí cho học sinh

Quảng Nam dành 158 tỷ đồng miễn giảm học phí cho học sinh

Theo Nghị quyết hỗ trợ học phí đối với cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 và năm học 2025-2026, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.