Tăng tuổi nghỉ hưu: Nhiều lao động nữ chỉ muốn về hưu non

VOV.VN -Nhiều đại diện doanh nghiệp cho biết, người lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu, nhiều lao động nữ chạy tiền để được về hưu non.

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo Góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi từ cộng đồng doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay (14/5).

Các nội dung trong dự thảo Luật Lao động sửa đổi thu hút sự chú ý của nhiều đại diện các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và chuyên gia lao động.

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, luật Lao động 2012 khởi động để lấy ý kiến cách đây nhiều năm. Nhìn tổng thể có thể thấy dự thảo luật Lao động 2012 sửa đổi đã tiếp thu nhiều ý kiến của các hiệp hội và các ngành trong đó có ngành dệt may Việt Nam, có nhiều sửa đổi hợp lý, tuy nhiên vẫn còn những nội dung gây băn khoăn. Ông Cẩm cho rằng, với các nội dung sửa đổi trong luật nên có Nghị định đi kèm để cụ thể hóa các nội dung, thuận tiện cho quá trình lấy ý kiến đóng góp. Tránh việc như Luật Lao động 2012 khi đưa vào thực hiện mới ban hành Nghị định dẫn đến có nhiều Nghị định, Thông tư chồng chéo.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, điện tử, da giày đều phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)

Về việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ theo lộ trình từ năm 2021, ông Cẩm cho rằng, các nước trên thế giới cũng đang có xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng vấn đề này phụ thuộc nhiều vào trình độ kinh tế, xã hội của đất nước, chứ không chỉ là tuổi thọ hay bảo hiểm xã hội.

“Chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn trong thời kỳ dân số vàng, dự kiến đến năm 2035 mới kết thúc thời kỳ này. Chúng ta vẫn nói đến vấn đề lao dộng làm việc trong bộ máy hành chính sự nghiệp quá đông và kém hiệu quả, nếu như tăng tuổi nghỉ hưu mà chưa làm trước được vấn đề tinh giản biên chế thì sẽ tiếp tục duy trì bộ máy kém hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay có hơn 200.000 sinh viên ra trường chưa có việc làm. Dù ít dù nhiều việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của nhóm này”, ông Cẩm quan ngại.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, tuổi thọ cao có thể do tiến bộ về y tế, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc khả năng lao động cũng tăng lên tương xứng.

Ông Trương Văn Cẩm cũng lo ngại việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tác động trực tiếp đến các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da dày, thủy sản... Trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, dịch vụ. Nhóm các ngành này lại đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm và chuyển đối đó. Do đó, Bộ LĐ-TB-XH nên xem xét lại việc tăng tuổi nghỉ hưu trong thời điểm hiện nay, mà theo đề xuất của ông Cẩm là nên thực hiện khi Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp và qua thời kỳ dân số vàng.

“Việc tăng tuổi nghỉ hưu nên được thực hiện trước ở khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản xuất nên có độ trễ từ 5-10 năm”, ông Cẩm khuyến nghị.

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cũng kiến nghị rằng lao động ngành điện tử không nặng nhọc nhưng rất vất vả, do đó không nên tăng tuổi nghỉ hưu mà nên giữ nguyên như hiện nay.

Ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐ-TB-XH cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu nhằm thích ứng với xu hướng già hóa dân số và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tận dụng tối đa nguồn nhân lực có kinh nghiệm, chất lượng để phát  triển kinh tế - xã hội và bảo đảm cân đối Quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Thể chế hóa quan điểm cải cách chính sách bảo hiểm xã hội của Ban chấp hành  Trung ương theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7  Ban Chấp  Đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm,  hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần may Sông Hồng cũng cho rằng nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam. “Nhiều người lao động khi nghe đến việc tăng tuổi nghỉ hưu đã vội vàng chạy tiền để được làm giám định y tế về hưu non, hưởng chế độ BHXH 1 lần. Các nữ công nhân ngành may hàng ngày có 8-10 giờ đồng hồ chỉ tập trung vào cái trụ kim nhỏ bằng đầu nhón tay, phải qua từ 6-7 tầng kiểm tra, do đó công việc rất mệt mỏi, áp lực. Họ không có khả năng để làm việc đến năm 60 tuổi, phần lớn các lao động nữ trong ngành dệt may hiện nay ở tuổi 55 đã không còn khả năng làm việc”, ông Thịnh cho biết.

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nhận định: “Nếu không tăng tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng đến quỹ BHXH. Còn khi tăng tuổi nghỉ hưu về bản chất là tăng tiền đóng BHXH và giảm thời gian hưởng đi. Đây là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến thị trường lao động, năng suất lao động, do đó cần có lộ trình phù hợp. Một số đối tượng cần giảm tuổi nghỉ hưu nhưng cũng có một số đối tượng phải tăng nhiều hơn nữa. Hiện nay vẫn đề này chưa được phân định rõ ràng, trong Luật vẫn đang theo hướng dàn hàng ngang. Bên cạnh đó, nếu như tổng số việc làm không tăng, số người ở lại sẽ ảnh hưởng đến việc làm của người trẻ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới là phải thực hiện từ từ, có lộ trình để tránh sốc”./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi Luật Lao động: Có nên linh hoạt tuổi nghỉ hưu?
Sửa đổi Luật Lao động: Có nên linh hoạt tuổi nghỉ hưu?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng nên linh hoạt khung độ tuổi nghỉ hưu để người lao động lựa chọn. Song điều này cũng có thể khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động. 

Sửa đổi Luật Lao động: Có nên linh hoạt tuổi nghỉ hưu?

Sửa đổi Luật Lao động: Có nên linh hoạt tuổi nghỉ hưu?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng nên linh hoạt khung độ tuổi nghỉ hưu để người lao động lựa chọn. Song điều này cũng có thể khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động. 

Từ năm 2021, bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu của cả lao động nam và nữ?
Từ năm 2021, bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu của cả lao động nam và nữ?

VOV.VN - Theo dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB-XH vừa công bố, tuổi nghỉ hưu sẽ bắt đầu tăng từ 2021, nâng dần với nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi.

Từ năm 2021, bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu của cả lao động nam và nữ?

Từ năm 2021, bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu của cả lao động nam và nữ?

VOV.VN - Theo dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB-XH vừa công bố, tuổi nghỉ hưu sẽ bắt đầu tăng từ 2021, nâng dần với nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi.

Nâng tuổi nghỉ hưu: Có lo người trẻ bị hạn chế việc làm?
Nâng tuổi nghỉ hưu: Có lo người trẻ bị hạn chế việc làm?

VOV.VN -Theo dự thảo luật Lao động sửa đổi, từ năm 2021 sẽ tiến hành nâng dần theo lộ trình tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 tuổi và nữ lên 60 tuổi.

Nâng tuổi nghỉ hưu: Có lo người trẻ bị hạn chế việc làm?

Nâng tuổi nghỉ hưu: Có lo người trẻ bị hạn chế việc làm?

VOV.VN -Theo dự thảo luật Lao động sửa đổi, từ năm 2021 sẽ tiến hành nâng dần theo lộ trình tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 tuổi và nữ lên 60 tuổi.

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam để bình đẳng?
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam để bình đẳng?

VOV.VN - Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nên quy định độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ và nam giới bằng nhau để đảm bảo điều kiện phát triển bình đẳng.

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam để bình đẳng?

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam để bình đẳng?

VOV.VN - Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nên quy định độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ và nam giới bằng nhau để đảm bảo điều kiện phát triển bình đẳng.

Tăng tuổi nghỉ hưu nhanh dễ tạo ra cú sốc trong thị trường lao động
Tăng tuổi nghỉ hưu nhanh dễ tạo ra cú sốc trong thị trường lao động

VOV.VN -Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng lớn đến những lao động sản xuất trực tiếp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu nhanh dễ tạo ra cú sốc, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.

Tăng tuổi nghỉ hưu nhanh dễ tạo ra cú sốc trong thị trường lao động

Tăng tuổi nghỉ hưu nhanh dễ tạo ra cú sốc trong thị trường lao động

VOV.VN -Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng lớn đến những lao động sản xuất trực tiếp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu nhanh dễ tạo ra cú sốc, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.

Nhật Bản tăng tuổi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội
Nhật Bản tăng tuổi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội

VOV.VN - Bộ Phòng vệ Nhật Bản đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu đối với nhân viên Lực lượng Phòng vệ (SDF) nhằm đối phó với tình trạng thiếu lao động hiện nay.

Nhật Bản tăng tuổi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội

Nhật Bản tăng tuổi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội

VOV.VN - Bộ Phòng vệ Nhật Bản đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu đối với nhân viên Lực lượng Phòng vệ (SDF) nhằm đối phó với tình trạng thiếu lao động hiện nay.