Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

VOV.VN - Thực tế là một bộ phận không nhỏ người dân, chủ yếu là dân tộc thiểu số, dù điều kiện kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Còn rất nhiều người nghèo không thể tự bỏ tiền mua BHYT

Hiện nay, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được Nhà nước đóng 100 % kinh phí bảo hiểm y tế và không phải cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Chính sách này đã góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tế là một bộ phận không nhỏ người dân, chủ yếu là dân tộc thiểu số, dù điều kiện kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khả năng tài chính để mua thẻ một lần cho tất cả mọi người trong gia đình là khó thực hiện. Khả năng tự tham gia chính sách bảo hiểm y tế rất thấp với giá viện phí như hiện nay.

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay, tại các xã đã về đích nông thôn mới, đối tượng nghèo còn rất nhiều, họ không thể tự bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế. Điều này sẽ tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân các tỉnh miền núi. Vì vậy, đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng đề nghị Chính phủ xem xét và cho kéo dài thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho đối tượng này đến hết năm 2021. Đại biểu cũng cho rằng, thời gian tới, khi xây dựng chính sách bảo hiểm y tế nên quy định theo đối tượng hưởng và không nên quy định theo vùng khu vực sẽ thiệt thòi cho những đối tượng nghèo.

Theo nhiều ý kiến các đại biểu, việc thực hiện Quyết định 861 của Chính phủ ngày 1/6/2021 phê duyệt danh sách các xã trong khu vực 3, khu vực 2, khu vực 1 và Quyết định 612 của Ủy ban Dân tộc ngày 6/9/2021 phê duyệt các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực thi hành, đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ tham gia BHYT và tiếp cận dịch vụ y tế của đồng bào vùng DTTS và miền núi.

Việc bao phủ BHYT đối với vùng đồng bào DTTS sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng DTTS được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí BHYT và chi phí khám chữa bệnh, có tác động rất lớn trong đảm bảo an sinh xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thực tế, đa số các tỉnh khu vực 3, khu vực 2 số người tham gia BHYT giảm mạnh. Hiện nay, do tác động của dịch Covid-19, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, đối với người bị bệnh hiểm nghèo, bệnh dài ngày mà không có BHYT đã khó khăn, này càng khó khăn chồng chất, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Trường hợp trong một gia đình không mày có người ốm đau, không được BHYT chi trả, tỷ lệ tái nghèo sẽ rất cao.

Cần xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng, trục lợi BHYT

Liên quan đến những vấn đề bất cập trong việc thanh toán khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh, đại biểu Chamaléa Thị Thủy (đoàn Ninh Thuận) cho biết, hiện nay Quỹ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội giữ và thực hiện việc giao dự toán kinh phí khám, chữa bệnh hàng năm cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Điều này sẽ dẫn đến một thực tế các cơ sở khám chữa bệnh vừa phải khám chữa bệnh vừa phải tính có bị vượt dự toán hay không nên sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến chất lượng khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, các khoản chi phí khám, chữa bệnh trong thực tế nhiều hơn mức được giao dự toán hàng năm. Phần vượt này muốn thanh toán, bổ sung thì phải được bảo hiểm xã hội thẩm định và thời gian thanh toán bổ sung thì kéo dài rất lâu, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám, chữa bệnh.

Để khắc phục tình trạng này, các cơ sở khám, chữa bệnh và ngành y tế các địa phương cũng đã kiến nghị cần phải thành lập một Hội đồng thẩm định độc lập gồm các Sở Y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh, các cơ sở khám, chữa bệnh. Hội đồng này sẽ hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trong việc thẩm định các thanh toán khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo việc thanh toán chi đúng theo thực tế khám, chữa bệnh và đảm bảo tránh được tình trạng lợi dụng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế. Đây là một giải pháp vừa thiết thực, vừa hiệu quả. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, đề xuất kiến nghị này đã được nghiên cứu và xem xét rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện để giải quyết dứt điểm những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đặc biệt, ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả một cách toàn diện sẽ khắc phục cơ bản được các tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ bảo hiểm y tế từ phía cơ sở khám, chữa bệnh, người bệnh; Giải quyết được những bất cập trong phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo phí dịch vụ được áp dụng trong những năm qua và sẽ không còn tình trạng thiếu sự thống nhất giữa cơ sở khám, chữa bệnh và cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Đồng thời chấm dứt được việc giao dự toán chưa sát với thực tế hoặc chậm điều chỉnh dự toán làm cho một số cơ sở khám chữa bệnh do lo ngại vì không được thanh toán các chi phí vượt dự toán được giao.

Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng sẽ tránh được bị xuất toán không phải lo chịu trách nhiệm chi phí về những khoản đã chi mà không thu hồi được từ bệnh nhân. Đây là phương thức chi trả hợp lý, hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nêu rõ, việc đảm bảo tính bền vững, mở rộng đối tượng tham gia của người đóng BHYT là vấn đề vô cùng quan trọng, theo nguyên tắc đóng hưởng chia sẻ rủi ro thì phải có nhiều người đóng, bao phủ hầu hết dân số thì chia sẻ rủi ro nhiều hơn cho những người khó khăn. Tới đây, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi sẽ sửa theo hướng tất cả người dân phải được tiếp cận với dịch vụ BHYT.

“Hiện còn một số đối tượng chưa được liệt kê vào Luật BHYT sửa đổi, Nghị định của Chính phủ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng để đảm bảo người dân được hưởng chế độ BHYT, đóng bảo hiểm nhưng bảo đảm tính bền vững là rất quan trọng chứ không phải đến khi ốm đau mới đóng, hoặc năm có năm không thì không đảm bảo nguồn tài chính vững bền cho BHYT”- Bộ trưởng Long cho hay.

Trong thời gian tới, ngành y tế tiếp tục theo đuổi phương án mở rộng quyền lợi, phạm vi được hưởng của người dân đối với BHYT, mặc dù mức đóng hưởng có thể thấp hơn nhưng lấy số đông, nhiều người để mở rộng phạm vi, quyền lợi bảo hiểm y tế. Đây là chính sách ưu việt. Bộ trưởng mong Quốc hội ủng hộ cho chính sách này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam khởi động bảo hiểm y tế muộn nhưng độ bao phủ tăng nhanh
Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam khởi động bảo hiểm y tế muộn nhưng độ bao phủ tăng nhanh

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, BHYT giúp người dân, người nghèo khó khăn tiếp cận, đảm bảo cơ chế tài chính cho công tác khám bệnh, chữa bệnh. Đến năm 2020, độ bảo phủ BHYT của nước ta đạt 90,85%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam khởi động bảo hiểm y tế muộn nhưng độ bao phủ tăng nhanh

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam khởi động bảo hiểm y tế muộn nhưng độ bao phủ tăng nhanh

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, BHYT giúp người dân, người nghèo khó khăn tiếp cận, đảm bảo cơ chế tài chính cho công tác khám bệnh, chữa bệnh. Đến năm 2020, độ bảo phủ BHYT của nước ta đạt 90,85%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Gần 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tính đến hết năm 2020
Gần 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tính đến hết năm 2020

VOV.VN - Chiều 22/10, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tính đến 31/12/2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,96 triệu người đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số.

Gần 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tính đến hết năm 2020

Gần 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tính đến hết năm 2020

VOV.VN - Chiều 22/10, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tính đến 31/12/2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,96 triệu người đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số.

Bảo hiểm y tế chi trả các khoản “khổng lồ”, giúp nhiều người không tái nghèo
Bảo hiểm y tế chi trả các khoản “khổng lồ”, giúp nhiều người không tái nghèo

VOV.VN - Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ BHYT chi trả từ 100-105 nghìn tỷ đồng cho việc KCB BHYT, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều tỷ đồng/năm.

Bảo hiểm y tế chi trả các khoản “khổng lồ”, giúp nhiều người không tái nghèo

Bảo hiểm y tế chi trả các khoản “khổng lồ”, giúp nhiều người không tái nghèo

VOV.VN - Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ BHYT chi trả từ 100-105 nghìn tỷ đồng cho việc KCB BHYT, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều tỷ đồng/năm.