Tây Bắc hiện thực hóa khát vọng thoát nghèo

VOV.VN - Giảm nghèo bền vững được Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc xác định là một trong những nhiệm vụ then chốt và xuyên suốt.

Nhờ nỗ lực bền bỉ, với cách làm đa dạng, phù hợp với thực tiễn địa phương, nên tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh trong khu vực đã giảm bình quân 4% mỗi năm. Tuy thế, Tây Bắc hiện vẫn được coi là “lõi nghèo” của cả nước. Vì vậy, việc giảm nghèo nhanh và bền vững vẫn đang được các địa phương triển khai tích cực, nhằm đáp ứng mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra.

“Trước kia gia đình tôi trồng ngô nhưng thu nhập không ổn định vì đường vào  xấu, toàn bị thương lái ép giá. Được Đồn Biên phòng giúp chuyển đổi mô hình chanh leo, gia đình tôi chuyển sang trồng chanh leo thì thu nhập ổn định hơn”.

“Nhà tôi khó khăn vất vả. Được tỉnh, huyện giúp đôi bò nuôi mấy năm, giờ thoát nghèo rồi, vui lắm!”.

“Xã thông báo được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm nên em đến xã từ sáng. Năm nay được ăn tết ở nhà mới, gia đình phấn khởi lắm…”. 

Đó là những chia sẻ, bày tỏ về niềm vui, phấn khởi của người dân ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La… khi được cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ thoát nghèo. Từ sự quan tâm bằng nhiều cách, như giúp xóa nhà tạm, hỗ trợ sinh kế, hướng dẫn cách chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, cho năng suất vượt bậc… mà mỗi năm có hàng trăm, hàng nghìn hộ thoát nghèo.

Sốp Cộp (Sơn La) là một trong những huyện nghèo nhất nước, tỷ lệ hộ nghèo còn gần 30%. Xác định việc người dân chưa biết “biến” nông sản  thành hàng hóa; sản xuất, sinh hoạt chủ yếu tự cung, tự cấp, chưa biết liên kết hướng ra thị trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (nhiệm kỳ 2020 – 2025) xác định tập trung “nói” và “làm” để chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của người dân, với quyết tâm mỗi năm giảm từ 4% đến 5% tỷ lệ hộ nghèo hiện còn. Bà Bùi Thanh Thủy, Bí thư huyện ủy Sốp Cộp cho biết, khâu đột phá sẽ là phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, từ đó tăng thu nhập cho người dân.

Bà Bùi Thanh Thủy cho biết: “Việc biến các sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa là việc cực kỳ đổi mới, đặt nền móng đầu tiên về việc ứng dụng công nghệ cao và coi nông nghiệp là sản phẩm hàng hóa để giúp bà con địa phương xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi đã làm việc với một số tập đoàn, doanh nghiệp và mời họ trực tiếp vào khảo sát tại huyện để đầu tư về mặt ứng dụng công nghệ cao. Sắp tới huyện sẽ làm với Công ty cổ phẩn thực phẩm xuất khẩu Đồng Dao về các sản phẩm cây dứa và cây chanh leo; tới này sẽ khảo sát thêm một sản phẩm nữa là cây măng Bát độ”.

Bước sang năm thứ 8 được chia tách, thành lập, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đến nay vẫn còn một nửa số dân trên địa bàn thuộc diện hộ nghèo.

Theo Bí thư huyện ủy huyện Nậm Pồ - Lê Khánh Hòa, ngoài đào tạo nghề, thu hút đầu tư để phát triển các mô hình nông lâm nghiệp, chú trọng bảo vệ để người dân hưởng lợi từ rừng, huyện sẽ tập trung đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở, bởi họ là một trong những yếu tố quyết định mang đến hiệu quả của công tác giảm nghèo triển khai tại địa phương:

Ông Lê Khánh Hòa nói: “Trước Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ huyện, chúng tôi đã xây dựng một đề án về cán bộ nhân sự cán bộ chủ chốt cấp xã, việc này không phải huyện nào cũng làm được. Qua việc sắp xếp, chúng tôi đã luôn chuyển từ huyện xuống xã 4 đồng chí, từ xã nọ sang xã kia 5 đồng chí. Hiện nay khi giới thiệu, các đồng chí này được bầu vào các vị trị chủ chốt cấp xã đều với số phiếu rất cao. Qua theo dõi thấy rằng mặc dù là địa bàn mới, nhưng các đồng chí tiếp cận và phát huy rất tốt, vì vậy đã tạo mặt bằng chung về trình độ, năng lực của các bộ cấp xã có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới”.

Với tỉnh Lào Cai, nhờ thực hiện tốt 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 2 lĩnh vực đột phá là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên phát triển các công trình giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị lớn và Phát triển du lịch, dịch vụ, du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch bản sắc, chất lượng cao… nên 5 năm trở lại đây, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm mạnh, nay chỉ còn 8,46%. Đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định để Lào Cai hiện thực hóa khát vọng đến năm 2025 tiếp tục là tỉnh phát triển của vùng Trung du, Miền núi phía Bắc, năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước, năm 2045 là tỉnh phát triển của cả nước.

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, để giảm thiểu số hộ nghèo hiện còn, ngay trong năm 2021 này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã phân công từng đồng chí trong Ban Thường vụ đỡ đầu các xã khó khăn; riêng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhận đỡ đầu 2 xã, nhằm huy động thật tốt các nguồn lực để hỗ trợ việc giảm nghèo bền vững:

“Chúng tôi luôn đặt người dân là chủ thể trong việc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đã trở thành một phong trào sâu rộng, có tính lan tỏa. Và khi đã thành phong trào thì vai trò của Ban chỉ đạo, của người đứng đầu phải luôn được coi trọng. Lào Cai cũng đã có nhiều cách làm sáng tạo, như chúng tôi đã ban hành Nghị quyết để giảm nghèo cho 43 xã có tỷ lệ nghèo trên 40%, hoặc Nghị quyết riêng cho huyện Si Ma Cai về giảm nghèo. Với những cách làm sáng tạo như vậy thì Lào Cai đã đạt được những kết quả rất tốt về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững”.

Những năm gần đây, Sơn La được coi là “hiện tượng” của cả nước trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhờ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh này ban hành, triển khai rất “đúng” và “trúng”. Đó là việc chuyển đổi trồng cây ăn quả thay thế các cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc; việc ứng dụng công nghệ cao, đưa nông sản Sơn La xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Đến nay, Sơn La đã có gần 80.000 hecta cây ăn quả, đứng thứ 2 cả nước về diện tích, cho sản lượng 400.000 đến 450.000 tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu đạt hàng tỷ USD, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Hiện nay, gần 20% hộ nghèo còn lại chủ yếu là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chia sẻ chương trình hành động của Đảng bộ thực hiện Nghị quyết về giảm nghèo bền vững, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông đã khẳng định, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai bằng cả trí tuệ và trái tim như Thủ tướng Chính Phủ từng nhấn mạnh; trong đó, ngoài phát triển cây Sơn Trà và dược liệu dưới tán rừng, sẽ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, trước mắt là mỗi một hộ nghèo có 1 đến 2 con trâu hoặc bò.

“Chúng tôi mong muốn tập trung chăn nuôi theo mô hình, để vừa đảm bảo về vệ sinh môi trường, vừa đảm bảo áp dụng khoa học kỹ thuật, đồng cỏ và các lĩnh vực khác, kể cả thu mua sau này sẽ tập trung hơn, theo tinh thần là sẽ gom vào thành các Hợp tác xã... Để làm được điều đó thì chi bộ bản và các khu dân cư phải rất quan tâm đến vấn đề này”, ông Nguyễn Hữu Đông nhấn mạnh.

Những cánh hoa Ban đang chúm chím nụ. Một mùa xuân mới đã về trên mọi nẻo vùng cao. Với quyết tâm biến cái khó thành dễ, cái không thể thành có thể, cấp ủy, chính quyền và người dân Tây Bắc đang cùng nhau nỗ lực xóa nghèo, xây cái no ấm, hạnh phúc và thành lũy vững bền nơi vùng đất phên dậu của Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mê mẩn trước sắc hoa ban Tây Bắc nở rộ giữa lòng Thủ đô
Mê mẩn trước sắc hoa ban Tây Bắc nở rộ giữa lòng Thủ đô

VOV.VN - Chẳng cần phải di chuyển lên Tây Bắc xa xôi, mọi người cũng có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa ban trắng, hoa ban đỏ nở rộ ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

Mê mẩn trước sắc hoa ban Tây Bắc nở rộ giữa lòng Thủ đô

Mê mẩn trước sắc hoa ban Tây Bắc nở rộ giữa lòng Thủ đô

VOV.VN - Chẳng cần phải di chuyển lên Tây Bắc xa xôi, mọi người cũng có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa ban trắng, hoa ban đỏ nở rộ ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

Ý nghĩa tục ở rể của người Thái Tây Bắc
Ý nghĩa tục ở rể của người Thái Tây Bắc

VOV.VN - Mùa xuân là mùa cây trái đâm chồi nảy lộc, mùa xuân cũng là mùa để gái trai kết duyên vợ chồng. Trong đời sống hôn nhân, người Thái Tây Bắc có một tục lệ rất độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc, đó là tục ở rể sau cưới. 

Ý nghĩa tục ở rể của người Thái Tây Bắc

Ý nghĩa tục ở rể của người Thái Tây Bắc

VOV.VN - Mùa xuân là mùa cây trái đâm chồi nảy lộc, mùa xuân cũng là mùa để gái trai kết duyên vợ chồng. Trong đời sống hôn nhân, người Thái Tây Bắc có một tục lệ rất độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc, đó là tục ở rể sau cưới. 

Người dân huyện nông thôn mới đầu tiên miền Tây Bắc đón Xuân no ấm
Người dân huyện nông thôn mới đầu tiên miền Tây Bắc đón Xuân no ấm

VOV.VN - Trấn Yên là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái, cũng là đầu tiên của khu vực Tây Bắc. Với những nỗ lực vượt khó, Trấn Yên được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trao quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào đầu năm 2020.

Người dân huyện nông thôn mới đầu tiên miền Tây Bắc đón Xuân no ấm

Người dân huyện nông thôn mới đầu tiên miền Tây Bắc đón Xuân no ấm

VOV.VN - Trấn Yên là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái, cũng là đầu tiên của khu vực Tây Bắc. Với những nỗ lực vượt khó, Trấn Yên được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trao quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào đầu năm 2020.