Cao Lãnh tổ chức lễ giỗ lần thứ 203 ông, bà Đỗ Công Tường

VOV.VN - Ngày 25/7, UBND TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ giỗ lần thứ 203 của ông, bà Đỗ Công Tường lần thứ 203 nhằm tôn kính, ghi nhớ công ơn của Ông, Bà đã khai khẩn đất hoang, cưu mang giúp đỡ người dân cũng như góp phần quảng bá hình ảnh thành phố Cao Lãnh đến với du khách.

Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường diễn ra từ ngày 24 - 27/7, tại Khu di tích Quốc gia Mộ và Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường, phường 2 thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trong khuôn khổ lễ giỗ còn có các hoạt động quảng bá, kết nối du lịch, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: Không gian Văn hóa Góc quê (Các hoạt động tương tác: Thư pháp, tái hiện Chợ Vườn Quýt, trang trí công cụ nông nghiệp xưa); trang trí không gian Làng Hòa An xưa - Góc phố Hội An; biểu diễn trải nghiệm làng nghề, nghề thủ công mỹ nghệ; ngày hội đặc sản Đất Sen hồng; biểu diễn Thể dục dưỡng sinh; chương trình nghệ thuật tổng hợp (Cải lương Tuồng cổ, Đờn ca Tài tử - Hò Đồng Tháp); hội thi giới thiệu sách: Địa danh lịch sử - văn hóa Thành phố Cao Lãnh và ông, bà Đỗ Công Tường.

Theo tài liệu ghi chép vào năm Canh Thìn (1820), địa phương xảy ra bệnh dịch tả trong vùng khiến nhiều người chết. Ông, bà Đỗ Công Tường đặt bàn hương án khấn nguyện, xin chết thay cho dân chúng và cầu cho dịch bệnh mau chấm dứt. Sau đó, ông bà chay lạt, khổ hạnh từ ngày mùng 6 đến 9/6 thì bà lâm bệnh và mất, ngày mùng 10/6 ông cũng bệnh qua đời, dịch bệnh cũng sớm chấm dứt. Nhớ ơn ông, bà, dân làng lập miếu phụng thờ ông bà. Hàng năm, UBND TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đều long trọng tổ chức lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường.

Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định xếp hạng Mộ và Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng Đào Thục chỉ còn một nghệ nhân tạo hình rối nước
Làng Đào Thục chỉ còn một nghệ nhân tạo hình rối nước

VOV.VN - Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng là cái nôi của múa rối nước truyền thống xứ Kinh kỳ. Thế nhưng hiện nay, làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi tạo hình rối nước. Cùng gặp gỡ ông để nghe những chia sẻ về nghề.

Làng Đào Thục chỉ còn một nghệ nhân tạo hình rối nước

Làng Đào Thục chỉ còn một nghệ nhân tạo hình rối nước

VOV.VN - Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng là cái nôi của múa rối nước truyền thống xứ Kinh kỳ. Thế nhưng hiện nay, làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi tạo hình rối nước. Cùng gặp gỡ ông để nghe những chia sẻ về nghề.

Di tích tháp cổ ngàn năm ở Ninh Thuận đang bị lãng quên
Di tích tháp cổ ngàn năm ở Ninh Thuận đang bị lãng quên

VOV.VN - Tháp Hòa Lai (còn gọi Ba Tháp, thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, khu di tích này đang bị lãng quên, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Vị trí khu tháp nằm trên Quốc lộ 1A, khá thuận lợi để gắn kết phát triển du lịch, nhưng nhiều năm qua lợi thế này vẫn chưa được phát huy.

Di tích tháp cổ ngàn năm ở Ninh Thuận đang bị lãng quên

Di tích tháp cổ ngàn năm ở Ninh Thuận đang bị lãng quên

VOV.VN - Tháp Hòa Lai (còn gọi Ba Tháp, thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, khu di tích này đang bị lãng quên, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Vị trí khu tháp nằm trên Quốc lộ 1A, khá thuận lợi để gắn kết phát triển du lịch, nhưng nhiều năm qua lợi thế này vẫn chưa được phát huy.

Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?
Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?

VOV.VN - Sau thời gian dài bị chính quyền địa phương xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) tự ý tháo dỡ, xâm hại nghiêm trọng, đến nay hai di tích nghệ thuật kiến trúc Quốc gia Đình Đại Lâm và Chùa Thiên Phúc vẫn chỉ còn là bãi đất trống hoang tàn, cột kèo, mái gói xuống cấp do không được trùng tu, tôn tạo.

Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?

Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?

VOV.VN - Sau thời gian dài bị chính quyền địa phương xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) tự ý tháo dỡ, xâm hại nghiêm trọng, đến nay hai di tích nghệ thuật kiến trúc Quốc gia Đình Đại Lâm và Chùa Thiên Phúc vẫn chỉ còn là bãi đất trống hoang tàn, cột kèo, mái gói xuống cấp do không được trùng tu, tôn tạo.