Thanh Hóa: Tập trung cao nhất cho công tác phòng chống bão số 3

VOV.VN - Ngày 20/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Công điện số 19-CĐ/TU về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão số 3.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 21/7, vùng biển Thanh Hóa sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8; sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11; biển động mạnh, sóng cao 2-4m. Toàn bộ tàu thuyền, khu neo đậu, khu nuôi trồng thủy sản, đê kè biển và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của mưa dông, gió mạnh, sóng lớn.

Với tinh thần chủ động, quyết liệt, không để bị động, bất ngờ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, bảo đảm an toàn cho nhân dân và duy trì ổn định các hoạt động kinh tế - xã hội trong và sau bão, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan đơn vị khẩn trương vào cuộc, tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống bão số 3.

Khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa có gió tây, tây nam mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9-10; sâu trong đất liền cấp 5, cấp 6, giật cấp 7. 

Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương rà soát, cập nhật và kích hoạt ngay các phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với cấp độ rủi ro, sát thực tế từng địa bàn, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, linh hoạt, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Chỉ đạo tổ chức kiểm đếm, giám sát chặt chẽ toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên biển, ven biển (bao gồm cả tàu du lịch); kiên quyết yêu cầu di chuyển về nơi tránh trú an toàn, nghiêm cấm ra khơi khi không đảm bảo an toàn; bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động, phối hợp chặt chẽ trong công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Bên cạnh đó, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, gia cố, bảo vệ an toàn các công trình trọng yếu, nhất là các hồ đập thủy lợi, đê điều, công trình công cộng, công trình đang thi công dở dang, trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, nhà máy, hệ thống hạ tầng điện, nước, viễn thông, giao thông, bảo đảm vận hành an toàn, liên tục trong thời gian bão, lũ.

Chỉ đạo rà soát và xây dựng phương án tiêu thoát nước, chống ngập úng kịp thời, hiệu quả cho khu vực đô thị, khu dân cư tập trung và vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tại các địa bàn thấp trũng, dễ úng ngập kéo dài; chỉ đạo chủ động vận hành các trạm bơm tiêu theo tình huống thời tiết.

Chỉ đạo khẩn trương sửa chữa, khắc phục các sự cố, hư hỏng tại các công trình đê điều, hồ đập, nhất là tại các trọng điểm xung yếu. Tổ chức lực lượng trực gác 24/24 giờ tại các điểm xung yếu, khu vực nguy hiểm (ngầm tràn, đường bị sạt lở, khu vực nước chảy xiết...); chủ động căng dây, cắm biển cảnh báo, kiện quyết không cho người và phương tiện qua lại khi không đảm bảo an toàn; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, nhân lực để khắc phục sự cố, thông tuyến nhanh các trục giao thông chính khi bị chia cắt.

Đồng thời, chỉ đạo các Sở: Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ chủ động triển khai nhiệm vụ theo lĩnh vực phụ trách, bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa, đập thủy điện, hạ tầng giao thông, lưới điện, mạng viễn thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhà ở dân cư và công trình xây dựng.

Chỉ đạo lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng xây dựng, triển khai phương án ứng phó chi tiết; bố trí lực lượng, phương tiện tại chỗ sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ sơ tán dân cư, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ cao bị chia cắt.

Ban Thường vụ Đảng ủy các xã, phường, nhất là các địa phương ven biển, miền núi, vùng thấp trũng phải: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện việc triển khai các phương án ứng phó thiên tai theo đúng phương châm, kịch bản đã xây dựng; bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đề bảo vệ an toàn cho Nhân dân. Chủ động tuyên truyền, cảnh báo kịp thời đến từng hộ dân, cụm dân cư về nguy cơ của bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất; hướng dẫn các kỹ năng ứng phó phù hợp với từng vùng; tăng cường thông tin qua hệ thống loa truyền thanh, mạng xã hội và người có uy tín tại cộng đồng. 

Chỉ đạo rà soát, lập danh sách, xây dựng kế hoạch sơ tán bắt buộc đối với người dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập sâu, ven sông suối, ven biển, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người; bố trí nơi ở tạm, cung ứng lương thực, nước sạch, thuốc men và các vật dụng thiết yếu, không đề người dân thiêu đói, ốm đau trong thời gian tránh trú.

Chỉ đạo kiểm tra, xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại các khu nghỉ dưỡng ven biển, các điểm du lịch cộng đồng, điểm lưu trú tập trung; chủ động thông báo, hướng dẫn du khách chủ động ứng phó, tránh phát sinh tình huống phức tạp, bị động…

Cấm biển từ 8h ngày 21/7

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện số 05, cấm biển từ 8h ngày 21/7/2025.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường ven biển, các địa phương có hoạt động nghề cá và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức cấm biển trên địa bàn tỉnh từ 8h ngày 21/7/2025 cho đến khi không còn ảnh hưởng của bão; giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không cho tàu, thuyền ra khơi trong thời gian này.

Chủ tịch UBND các xã, phường ven biển, các địa phương có hoạt động nghề cá chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong việc tổ chức cấm biển, dẫn tới thiệt hại về người và tài sản.

Các địa phương tổ chức hướng dẫn, sắp xếp, quản lý chặt chẽ tàu, thuyền tại nơi neo đậu, tránh trú đảm bảo an toàn theo đúng quy định. Tuyệt đối không nổ máy động cơ khi đã neo đậu. Kiên quyết không để người ở lại trên các phương tiện khi bão đổ bộ.

Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để kịp thời tổng hợp, báo cáo theo quy định.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Hải Phòng “4 tại chỗ”, sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3
Hải Phòng “4 tại chỗ”, sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3

VOV.VN - Các xã, phường, đặc khu trên địa bàn TP Hải Phòng đã chuẩn bị sẵn sàng, triển khai đồng bộ công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; xây dựng các phương án, kịch bản để chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3 để bảo vệ an toàn cho người và tài sản.

Hải Phòng “4 tại chỗ”, sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3

Hải Phòng “4 tại chỗ”, sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3

VOV.VN - Các xã, phường, đặc khu trên địa bàn TP Hải Phòng đã chuẩn bị sẵn sàng, triển khai đồng bộ công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; xây dựng các phương án, kịch bản để chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3 để bảo vệ an toàn cho người và tài sản.

Bão số 3 mạnh cấp 12, giật cấp 15, ngày mai vào vịnh Bắc Bộ
Bão số 3 mạnh cấp 12, giật cấp 15, ngày mai vào vịnh Bắc Bộ

VOV.VN -Bão số 3 đạt cấp 12, dự báo ngày mai 21/7 sẽ tiến vào vùng biển phía Đông khu vực vịnh Bắc Bộ, gây mưa lớn ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bão số 3 mạnh cấp 12, giật cấp 15, ngày mai vào vịnh Bắc Bộ

Bão số 3 mạnh cấp 12, giật cấp 15, ngày mai vào vịnh Bắc Bộ

VOV.VN -Bão số 3 đạt cấp 12, dự báo ngày mai 21/7 sẽ tiến vào vùng biển phía Đông khu vực vịnh Bắc Bộ, gây mưa lớn ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật vùng nguy hiểm, bảo vệ dân vùng xung yếu trước bão số 3
Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật vùng nguy hiểm, bảo vệ dân vùng xung yếu trước bão số 3

VOV.VN - “Các địa phương rà soát ngay khu vực trọng điểm có nguy cơ ảnh hưởng của bão, sớm cập nhật, điều chỉnh phương án ứng phó với cơn bão số 3”. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ, ngành, trực tuyến với các địa phương về ứng phó với cơn bão số 3

Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật vùng nguy hiểm, bảo vệ dân vùng xung yếu trước bão số 3

Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật vùng nguy hiểm, bảo vệ dân vùng xung yếu trước bão số 3

VOV.VN - “Các địa phương rà soát ngay khu vực trọng điểm có nguy cơ ảnh hưởng của bão, sớm cập nhật, điều chỉnh phương án ứng phó với cơn bão số 3”. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ, ngành, trực tuyến với các địa phương về ứng phó với cơn bão số 3