Thành lập Trường Y Dược thuộc Đại học Đà Nẵng

VOV.VN - Sáng nay (6/6), tại Khu Đô thị Đại học Đà Nẵng, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đại học Đà Nẵng công bố Nghị quyết thành lập Trường Y Dược thuộc Đại học Đà Nẵng.

Trường Y Dược, Đại học Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở Khoa Y- Dược, Đại học Đà Nẵng được thành lập năm 2007. Tiến sĩ-Bác sĩ Lê Viết Nho, Trưởng khoa Y Dược, Đại học Đà Nẵng được giao nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Y Dược, Đại học Đà Nẵng.

Qua 17 năm xây dựng và phát triển, đến nay cơ sở này đã đào tạo 14 khoá sinh viên, trong đó có 4 khóa Bác sĩ đa khoa, 7 khóa Cử nhân Điều dưỡng, 01 khóa Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt và 2 khóa Dược sĩ. Trường Y Dược, Đại học Đà Nẵng hiện có 6 phòng/tổ chức năng, 19 bộ môn, 01 trung tâm, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, 4 Hội đồng Ngành và các Hội đồng tư vấn khác với gần 120 cán bộ, giảng viên, trong đó hơn một nửa có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ. Trường có quy mô đào tạo hơn 1.300 sinh viên, học viên thuộc 5 ngành/chuyên ngành Đại học chính quy gồm: Bác sĩ Y khoa, Bác sĩ Răng-Hàm - Mặt, Điều dưỡng, Dược học và Kỹ thuật Xét nghiệm y học. Bình quân mỗi năm, Trường Y Dược, Đại học Đà Nẵng tuyển sinh khoảng 300 chỉ tiêu có điểm xét tuyển cao, đảm bảo chất lượng đầu vào.

Trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm y tế chất lượng cao như tinh thần Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đã đề ra, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng yêu cầu lãnh đạo và tập thể Trường Y Dược, Đại học Đà Nẵng chú trọng phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác với các viện, trường, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa trường ngày một phát triển, cung cấp nhân lực ngành y cho địa phương và khu vực. 

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ đề nghị lãnh đạo nhà trường cần khẩn trương tổ chức, sắp xếp, hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ mới. Tập trung phát triển đội ngũ vì đây là vốn quý của một trường đại học, trên cơ sở tuyển dụng, thu hút, thỉnh giảng để nhà trường có đội ngũ giảng viên với cơ cấu hợp lý giữa giảng viên cơ hữu – giảng viên. Nâng cao chất lượng đào tạo, đây là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững nhà trường trên cơ sở đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học nhất là tăng cường thực hành, thực tập gắn với bệnh viện để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân thoát cảnh “sống treo” gần 3 thập kỷ Làng Đại học Đà Nẵng
Người dân thoát cảnh “sống treo” gần 3 thập kỷ Làng Đại học Đà Nẵng

VOV.VN - Những ngày này, rất nhiều hộ dân trong vùng quy hoạch Làng Đại học Đà Nẵng tất bật xây nhà ở trong khu tái định cư mới, tiến hành bàn giao mặt bằng triển khai dự án Làng Đại học. Hàng chục năm nay, cả ngàn hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án quy này, giờ mới thoát cảnh “sống treo”, xây dựng nhà mới.

Người dân thoát cảnh “sống treo” gần 3 thập kỷ Làng Đại học Đà Nẵng

Người dân thoát cảnh “sống treo” gần 3 thập kỷ Làng Đại học Đà Nẵng

VOV.VN - Những ngày này, rất nhiều hộ dân trong vùng quy hoạch Làng Đại học Đà Nẵng tất bật xây nhà ở trong khu tái định cư mới, tiến hành bàn giao mặt bằng triển khai dự án Làng Đại học. Hàng chục năm nay, cả ngàn hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án quy này, giờ mới thoát cảnh “sống treo”, xây dựng nhà mới.