Gần một nửa người Pháp thu nhập thấp phải cắt giảm bữa ăn trong ngày vì lạm phát

VOV.VN - Lạm phát vẫn là mối bận tâm lớn nhất của người dân Pháp. 42% người Pháp có mức thu nhập tối thiểu đã phải giảm bớt bữa ăn trong ngày khi giá các mặt hàng lương thực tiếp tục tăng với mức lạm phát gần 16% trong tháng 3/2023 dù tỷ lệ lạm phát chung đã giảm nhẹ xuống còn 5,6%.

Theo Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (Insee), lạm phát trong tháng 3/2023 tại Pháp là 5,6%, giảm nhẹ so với mức 6,3% trong tháng 2/2023.

Lý do chính khiến lạm phát hạ nhiệt một mặt bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế khó khăn khiến thu nhập người dân Pháp giảm và phải thắt chặt chi tiêu, mặt khác nhờ giá năng lượng đã giảm mạnh từ 14,1% trong tháng 2/2023 xuống còn 4,9% trong tháng 3/2023.

Mặc dù mức lạm phát chung giảm nhưng giá cả của các mặt hàng thực phẩm tiếp tục tăng thêm 1% so với tháng trước, lên mức 15,8% trong tháng 3/2023, nhất là các sản phẩm tươi sống như thịt, cá hay rau củ quả… lên đến 16,6%. 

Theo kết quả cuộc thăm dò do Viện Ifop công bố hôm qua, lạm phát hiện là mối lo ngại lớn nhất của 72% người Pháp. Để đối phó với việc giá thực phẩm tăng cao kéo dài trong thời gian qua, 79% người Pháp có mức thu nhập tối thiểu (SMIC) hoặc thấp hơn cho biết lựa chọn giải pháp giảm bớt chi tiêu hàng thực phẩm, 52% mua ít rau và hoa quả hơn so với trước thời điểm lạm phát tăng cao và đáng chú là 42% người dân Pháp cho biết đã giảm bớt một bữa ăn trong ngày. Theo ước tính, hiện có khoảng 30% người Pháp có mức thu nhập tương đương hoặc thấp hơn mức lương SMIC.

Một nghịch lý là giá lương thực tăng cao trong bối cảnh giá một số nguyên liệu đầu vào đã giảm trong thời gian gần đây, đặc biệt là giá ngũ cốc đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua sau khi tăng vọt trong năm 2022. 

Bộ trưởng kinh tế Pháp ông Bruno Le Maire mới đây đã gửi thư đến chủ các siêu thị và các nhà phân phối lớn đề nghị ngồi lại để xem xét đàm phán lại giá cả hàng hoá khi tỷ lệ lạm phát chung có xu hướng hạ nhiệt. 

Phát biểu trên truyền hình, Chủ tịch Hội đồng chiến lược của chuỗi siêu thị lớn Leclerc ông Michel-Edouard Leclerc cho biết: “Chúng tôi sẽ đàm phán lại và sẽ đóng băng giá của khoảng 1000 sản phẩm lương thực và tiêu dùng thiết yếu thường chiếm hơn 50% rổ hàng hoá mua sắm của người dân. Mục tiêu của chúng tôi là làm sao để nhà cung cấp không tăng giá trong vòng 3 tháng tới”. 

Quốc hội Pháp ngày 5/4 đã thông qua đề xuất áp đặt mức giá cố định và thấp hơn tỷ lệ lạm phát đối với một số mặt hàng thực phẩm và sức khoẻ thiết yếu, trong đó có “rổ hàng chống lạm phát” bao gồm 5 loại hoa quả và rau củ theo mùa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạm phát tại Pháp năm 2022 tăng kỷ lục sau gần 40 năm
Lạm phát tại Pháp năm 2022 tăng kỷ lục sau gần 40 năm

VOV.VN -  Theo Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (Insee), tỷ lệ lạm phát tại Pháp trong năm 2022 đứng ở mức 5,2% và là cao nhất trong gần 40 năm qua, trong đó tăng mạnh nhất là lĩnh vực năng lượng và lương thực thực phẩm. 

Lạm phát tại Pháp năm 2022 tăng kỷ lục sau gần 40 năm

Lạm phát tại Pháp năm 2022 tăng kỷ lục sau gần 40 năm

VOV.VN -  Theo Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (Insee), tỷ lệ lạm phát tại Pháp trong năm 2022 đứng ở mức 5,2% và là cao nhất trong gần 40 năm qua, trong đó tăng mạnh nhất là lĩnh vực năng lượng và lương thực thực phẩm. 

Nước Pháp năm 2022: Ám ảnh lạm phát, sức mua và xung đột Ukraine
Nước Pháp năm 2022: Ám ảnh lạm phát, sức mua và xung đột Ukraine

VOV.VN - Năm 2022 dần khép lại nhưng nước Pháp vẫn chưa thể thoát nỗi ám ảnh kéo dài về cải thiện sức mua, khống chế lạm phát cũng như làm thế nào để sớm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine trong bối cảnh vết thương từ đại dịch Covid-19 chưa lành. 

Nước Pháp năm 2022: Ám ảnh lạm phát, sức mua và xung đột Ukraine

Nước Pháp năm 2022: Ám ảnh lạm phát, sức mua và xung đột Ukraine

VOV.VN - Năm 2022 dần khép lại nhưng nước Pháp vẫn chưa thể thoát nỗi ám ảnh kéo dài về cải thiện sức mua, khống chế lạm phát cũng như làm thế nào để sớm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine trong bối cảnh vết thương từ đại dịch Covid-19 chưa lành. 

Hungary trở thành điểm nóng lạm phát mới của EU
Hungary trở thành điểm nóng lạm phát mới của EU

VOV.VN - Trong bối cảnh các quốc gia đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, Hungary đang chứng kiến ​​mức tăng chi phí lương thực cao nhất trong Liên minh châu Âu và trở thành một điểm nóng lạm phát mới trong số 27 quốc gia thành viên của khối.

Hungary trở thành điểm nóng lạm phát mới của EU

Hungary trở thành điểm nóng lạm phát mới của EU

VOV.VN - Trong bối cảnh các quốc gia đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, Hungary đang chứng kiến ​​mức tăng chi phí lương thực cao nhất trong Liên minh châu Âu và trở thành một điểm nóng lạm phát mới trong số 27 quốc gia thành viên của khối.