Thẻ bảo hiểm y tế số 01 và chuyện về những người bán thẻ đầu tiên

VOV.VN -Ông Đào Xuân Thạo, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là người sở hữu tấm thẻ bảo hiểm y tế đầu tiên của cả nước.

Hiện nay, số người tham gia bảo hiểm y tế ở nước ta đã đạt hơn 90% dân số, góp phần đảm bảo chính sách an sinh cho người dân. Để có được thành quả này, 30 năm qua, đội ngũ những người triển khai chính sách bảo hiểm y tế, nhất là những người đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho chính sách này đã phải trải qua muôn vàn khó khăn.

30 năm trước, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh kiểm tra việc triển khai bảo hiểm y tế tại Hải Phòng (ảnh tư liệu)

Năm 1989, thành phố Hải Phòng là nơi đầu tiên trong cả nước được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai thí điểm mô hình bảo hiểm y tế. Thực hiện chủ trương này, Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng đã chọn huyện Thủy Nguyên làm điểm để nhân ra diện rộng.

Ngày đó, tư duy bao cấp còn nặng nền nên việc vận động người dân bỏ tiền túi ra mua thẻ bảo hiểm y tế gặp muôn vàn khó khăn. Trong giai đoạn “vạn sự khởi đầu nan” đó, Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên đã thuyết phục những lãnh đạo cao nhất của địa phương hưởng ứng.

Ông Đào Xuân Thạo, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên lúc bấy giờ là người sở hữu tấm thẻ bảo hiểm y tế đầu tiên của cả nước.

“Những năm tháng đó hết sức khó khăn nhưng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân nên chúng tôi triển khai ngay. Tôi với vai trò là trưởng ban chỉ đạo tổ chức bán và mua luôn ngay tại hội nghị. Làm lãnh đạo là phải thuyết phục. Muốn thuyết phục được thì mình phải mua trước”, ông Đào Xuân Thạo nói.

Cách đây 30 năm, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Song dự lễ thành lập Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng (ảnh tư liệu)

“Cán bộ đi trước để làng nước theo sau”, người mua tấm thẻ bảo hiểm y tế thứ 2 là ông Nguyễn Xuân Phiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên. Nhớ lại lần đầu tiên mua thẻ bảo hiểm y tế cách đây tròn 30 năm, ông Nguyễn Xuân Phiến cho biết, ngày đó mệnh giá thẻ là 4.000 đồng/người/ năm, tương đương với khoảng 5 cân gạo. Chi phí không quá nhiều, nhưng trong thời bao cấp, đời sống còn nhiều khó khăn, việc mua thẻ bảo hiểm y tế là điều mà nhiều người dân khó chấp nhận.

“Chúng tôi nhận thức sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của Chủ nghĩa xã hội nên phải gương mẫu đi đầu. Từ đó, cứ một đảng viên mua thì sau đó vận động thêm vài người nữa mua bảo hiểm y tế…”, ông Xuân Phiến cho biết.

Cán bộ, đảng viên đã gương mẫu tham gia trước, nhưng không dễ dàng thuyết phục được người dân tham gia bảo hiểm y tế. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Vì sao nhiều người phải góp tiền chữa bệnh cho một người? Tham gia bảo hiểm y tế nhưng nếu cả năm không phải đi bệnh viện thì có được nhận lại tiền đã nộp mua thẻ không?

Ông Bùi Thành Chi, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng gặp lại nhân viên cũ.

Ông Bùi Thành Chi, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng cho biết, trước khi triển khai,  ông đã được cùng Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Song đi nhiều nước để học tập kinh nghiệm và thuyết phục được Chính phủ triển khai mô hình bảo hiểm y tế, nhưng cái gì mới cũng khó được chấp nhận ngay.

“Khái niệm bảo hiểm y tế còn rất mới mẻ, làm sao để mọi người hiểu được bảo hiểm y tế là gì, vì sao phải mua khi còn khỏe trong khi đời sống người dân thời kỳ ấy còn rất nhiều khó khăn. Tất cả những người đi làm bảo hiểm y tế ngày ấy đều nhận thấy trong muôn vàn khó khăn thì khó khăn lớn nhất là làm thế bào để thay đổi tư duy, nhận thứ của toàn xã hội, của cán bộ đảng viên, của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cũng như của chính ngành y tế lúc bấy giờ”, ông Bùi Thành Chi nói.

“Cái khó ló cái khôn”, Trung tâm bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng đã chọn Thủy Nguyên- là huyện điển hình về mọi mặt lúc bấy giờ để triển khai thí điểm. Đồng thời, cán bộ Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố đã tranh thủ mọi cơ hội để gặp được lãnh đạo các đơn vị, giám đốc các công ty và thực hiện tư vấn về bảo hiểm y tế.

Ông Đinh Trọng Thắng, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng cho biết, để nhận được lời đồng ý mua bảo hiểm y tế của một công ty, ông đã phải đứng trước một lời thách đấu cầu lông của vị giám đốc công ty này và bắt buộc phải chiến thắng cả 3 trận cầu.

“Lúc bấy giờ hệ thống bệnh viện trong cả nước rất khó khăn và Chính phủ phải ban hành Nghị quyết 45 thu một phần viện phí để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Lúc đó rất khó khăn, người dân còn chưa hiểu vì sao phải thu một phần viện phí thì lại xuất hiện bảo hiểm y tế nữa nên lúc đầu chúng tôi lấy tên là Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe chứ chưa gọi là Trung tâm Bảo hiểm y tế. Đến khi toàn dân hiểu được rồi thì mới đổi tên thành Bảo hiểm y tế Việt Nam”, ông Trọng Thắng bày tỏ.

Ông Đinh Trọng Thắng, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Bảo hiểm sức khỏe thành phố Hải Phòng (nay là BHXH thành phố Hải Phòng).

Những người trực tiếp đến từng địa phương, từng nhà dân để bán bảo hiểm y tế cũng cơ cực vô cùng. Phương tiện duy nhất lúc bấy giờ là xe đạp và thường xuyên phải làm ngoài giờ, tiếp cận người mua vào buổi trưa và tối vì vào giờ đó, người dân mới đi làm về. Có ngày đạp xe hàng chục cây số, đêm khuya mới về đến nhà nhưng cũng không bán được tấm thẻ nào.

Ông Bùi Xuân Hướng và bà Nguyễn Thị Liên, nguyên Trưởng chi nhánh bảo hiểm sức khỏe huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng chia sẻ: “Khó khăn nhất là nhận thức. Kể cả cán bộ địa phương và đội ngũ làm chuyên môn cũng chưa thông về bảo hiểm y tế. Từ nhận thức chưa đầy đủ đến việc triển khai quyền lợi cho người  có bảo hiểm y tế cũng bị các nhân viên y tế thực hiện chưa tốt, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy lúc đó triển khai rất khó khăn.

Tuyên truyền vận động về bảo hiểm y tế, chúng tôi ngày đó rất vất vả, đạp xe suốt ngày, thậm chí đến nhà dân còn bị chó đuổi. Phải họp với dân vào buổi tối ở sân kho lúc người dân đi làm về… Có hôm buổi trưa, nhỡ bữa phải ăn bỏng ngô thay cơm, uống nước lã để buổi chiều tiếp tục đi vận động”.

Những ngày đầu khó khăn là vậy nhưng với nỗ lực to lớn của những người đi tiên phong trong ngành bảo hiểm, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở huyện Thủy Nguyên đã đạt tới 70%. Từ thành công này, 3 năm sau đó, thành phố Hải Phòng đã triển khai diện rộng, cả hai loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện và bắt buộc tại 9/12 quận, huyện, gần 2.000 công ty, xí nghiệp, trường học. Trong đó, xã Tam Đa thuộc huyện Vĩnh Bảo đạt đến 90% dân số mua bảo hiểm y tế.

Nói về thành quả quả này, bà Nguyễn Thị Bảy, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhớ lại: “Ngày đó, những người làm công tác vận động bảo hiểm y tế ở thành phố Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên rất vất vả. Đi đêm về hôm nhưng họ luôn nỗ lực và rất thông minh, tìm mọi cách để tiếp cận, bán bảo hiểm và quản lý tài chính rất chặt chẽ. Có những lần, vợ, chồng họ còn gọi điện cho tôi hỏi có đúng là họ đi tư vấn bảo hiểm y tế vào buổi tối không? Nhờ có những con người, đến nay mọi người mới hiểu hết được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm y tế ”.

Từ chỗ người bán thẻ phải đến từng nhà vận động, nay đông đảo người dân đã tự tìm đến với bảo hiểm y tế. Gần 1/3 thế kỷ kể từ khi triển khai, Việt Nam đã sắp thực hiện được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, với hơn 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Nhìn lại những bước đi đầu tiên của những người mở đường cho sự nghiệp này, càng thấy tầm nhìn chiến lược 30 năm trước của lãnh đạo Bộ Y tế và Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng lúc bấy giờ. Bởi lẽ, một chính sách an sinh xã hội đúng đắn và nhân văn như bảo hiểm y tế đã góp phần giúp nhiều người không bị rơi vào “bẫy đói nghèo” do bệnh tật và dần hiểu rõ hơn về tính cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe thông qua hình thức chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỷ lục chi trả trên 2 tỷ đồng Bảo hiểm y tế cho một bệnh nhân
Kỷ lục chi trả trên 2 tỷ đồng Bảo hiểm y tế cho một bệnh nhân

VOV.VN -Kỷ lục chi trả cho BHYT lên đến 2,8 tỷ đồng, thuộc về một bệnh nhân trú tại Đình Lập, Lạng Sơn, có vấn đề về máu.

Kỷ lục chi trả trên 2 tỷ đồng Bảo hiểm y tế cho một bệnh nhân

Kỷ lục chi trả trên 2 tỷ đồng Bảo hiểm y tế cho một bệnh nhân

VOV.VN -Kỷ lục chi trả cho BHYT lên đến 2,8 tỷ đồng, thuộc về một bệnh nhân trú tại Đình Lập, Lạng Sơn, có vấn đề về máu.

Bảo hiểm y tế, trụ cột an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Bảo hiểm y tế, trụ cột an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Nhờ có thẻ bảo hiểm y tế, đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum nay đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe.

Bảo hiểm y tế, trụ cột an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Bảo hiểm y tế, trụ cột an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Nhờ có thẻ bảo hiểm y tế, đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum nay đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe.

Chính sách tiền lương, bảo hiểm y tế có hiệu lực trong tháng 12/2018
Chính sách tiền lương, bảo hiểm y tế có hiệu lực trong tháng 12/2018

Nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2018 như: quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ, xếp lương công chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

Chính sách tiền lương, bảo hiểm y tế có hiệu lực trong tháng 12/2018

Chính sách tiền lương, bảo hiểm y tế có hiệu lực trong tháng 12/2018

Nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2018 như: quy định mới về tiền lương ngày nghỉ lễ, xếp lương công chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

Quỹ Bảo hiểm y tế kết dư hơn 39.000 tỷ đồng
Quỹ Bảo hiểm y tế kết dư hơn 39.000 tỷ đồng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, số dư Quỹ Bảo hiểm y tế đến năm 2017 hơn 39.000 tỷ đồng.

Quỹ Bảo hiểm y tế kết dư hơn 39.000 tỷ đồng

Quỹ Bảo hiểm y tế kết dư hơn 39.000 tỷ đồng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, số dư Quỹ Bảo hiểm y tế đến năm 2017 hơn 39.000 tỷ đồng.

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử sắp được triển khai
Thẻ bảo hiểm y tế điện tử sắp được triển khai

VOV.VN -BHXH Việt Nam nghiên cứu, dự thảo mẫu thẻ BHXH, BHYT triển khai thực hiện trong thời gian tới theo quy định của Luật.

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử sắp được triển khai

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử sắp được triển khai

VOV.VN -BHXH Việt Nam nghiên cứu, dự thảo mẫu thẻ BHXH, BHYT triển khai thực hiện trong thời gian tới theo quy định của Luật.

Năm 2020 sẽ có thẻ bảo hiểm y tế điện tử?
Năm 2020 sẽ có thẻ bảo hiểm y tế điện tử?

VOV.VN - Dự kiến vào năm 2020, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được gắn chip để lưu giữ thông tin, nhận diện người bệnh bằng khuôn mặt.

Năm 2020 sẽ có thẻ bảo hiểm y tế điện tử?

Năm 2020 sẽ có thẻ bảo hiểm y tế điện tử?

VOV.VN - Dự kiến vào năm 2020, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được gắn chip để lưu giữ thông tin, nhận diện người bệnh bằng khuôn mặt.