Cần có giải pháp căn cơ trong việc điều phối nguồn nước Vu Gia - Thu Bồn

VOV.VN - Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa, nhà máy nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn về việc phối hợp vận hành các hồ chứa đảm bảo cấp nước cho hạ du.

 

Trong khi các đơn vị chủ hồ chứa cho rằng cần có hồ dự trữ để phục vụ nước sinh hoạt chứ không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc vận hành các hồ chứa phía thượng nguồn. 

Công văn này được đưa ra sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đề nghị Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) quan tâm, chỉ đạo các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực phối hợp trong việc khai thác, sử dụng nước đúng quy định nhằm bảo đảm cấp nước cho hạ du. Theo số liệu quan trắc, từ 25/2 vừa qua, mực nước sông Vu Gia tại trạm thủy văn Ái Nghĩa huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam rất thấp và hiện tượng xâm nhập mặn khu vực hạ lưu sông Vu Gia đang diễn biến phức tạp dẫn đến nguy cơ thiếu nước cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt ở hạ du.

Vì vậy, Cục Quản lý Tài nguyên nước yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa, nhà máy nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phối hợp vận hành các hồ chứa để bảo đảm cấp nước an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của các địa phương ở hạ du, đặc biệt là bảo đảm cấp nước cho thành phố Đà Nẵng.

Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng yêu cầu các chủ các hồ chứa thủy điện A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 và Đắk Mi 4 (tỉnh Quảng Nam) nghiêm túc vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đã quy định tại quyết định 1865/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ các hồ chứa phối hợp với địa phương vận hành hồ chứa xả nước về hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, phối hợp với đơn vị quản lý vận hành đập An Trạch, các hồ chứa Đăk Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và các cơ quan, đơn vị liên quan, trong đó có đơn vị quản lý vận hành Nhà máy nước Hòa Liên đảm bảo cấp nước an toàn cho  thành phố Đà Nẵng.

Như Đài TNVN vừa có bài phản ánh, thời gian qua, nguồn nước mặt cung cấp cho nhà máy nước Cầu Đỏ khan hiếm, nguy cơ dẫn đến thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt của hơn một triệu dân thành phố Đà Nẵng.

 Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng đã có báo cáo khẩn cấp và đề nghị Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch thành phố Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành, đơn vị của thành phố có ý kiến chỉ đạo kịp thời để bảo đảm cấp nước trên địa bàn thành phố.

Ông Hồ Minh Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước thành phố Đà Nẵng cho biết một số giải pháp: “Về giải pháp công trình là mình không có lo rồi, Công ty đáp ứng hết rồi. Còn về vấn đề đảm bảo nguồn nước đủ tại đập dâng An Trạch thôi để cho mình vận hành khai thác tối đa, đảm bảo nguồn nước của thành phố. Công ty chỉ có 3 kiến nghị mà cũng đã có báo cáo rồi. Thứ nhất đó là làm sao chủ các hồ chứa  phải thực hiện đúng quy trình vận Quy trình vận hành liên hồ chứa 1865 của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thứ hai nữa là làm việc với tỉnh Quảng Nam, hỗ trợ cho Công ty cấp nước Đà Nẵng đắp đập Quảng Huế sớm, càng sớm tốt. Thứ ba nữa là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Công ty Khai thác công trình thủy lợi thường xuyên kiểm tra và khắc phục các rò rỉ thân đập An Trạch”.

Trong khi cơ quan quản lý nhà nước lo thiếu nước sinh hoạt và sản xuất cho vùng hạ du thì Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cũng lo thiếu điện trong mùa khô sắp tới. Vì vậy, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia yêu cầu chủ các nhà máy thủy điện vận hành linh hoạt, cố gắng giữ mực nước cao nhất có thể cho mùa khô sắp tới. Các nhà máy thủy điện cũng đang giảm phát điện từ 9h đến 15h hàng ngày. Bởi đây là thời gian cao điểm điện mặt trời và điện gió phát điện. Điều này dẫn đến mực nước xả qua nhà máy thủy điện về hạ du thấp.

Ông Lê Đình Bản - Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Bung, Tổng công ty Phát điện 2 cho rằng cần có giải pháp trữ nước chứ không quá phụ thuộc vào thời gian vận hành của thủy điện. Cụ thể như xây dựng đập chuyển dòng trên sông Quảng Huế, địa phận huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời sớm xây dựng hoặc sửa chữa đập dâng An Trạch. Bởi hiện nay, đập dâng An Trạch đã quá cũ kỹ, xuống cấp nên nếu thủy điện có phát nhiều thì nước cũng trôi tuột ra biển phần lớn.

“Thời điểm này là thời gian cao điểm phát điện của hệ thống điện mặt trời miền Trung. Do đó các hồ thủy điện đều giảm phát. Điều đó cũng góp phần làm giảm mực nước tạo đập dâng An Trạch. Lượng nước dùng cho sinh hoạt chỉ chiếm một phần rất nhỏ, một phần sử dụng cho nông nghiệp, còn phần lớn là trôi ra biển. Vì vậy, chúng ta phải có những giải pháp tốt hơn như hồ dự trữ lớn hơn để không hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian vận hành của thủy điện”, ông Bản nói.

Đến thời điểm này, các Công ty Thủy điện A Vương, Sông Tranh, Sông Bung đều tuân thủ yêu cầu của UBND tỉnh Quảng Nam và Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Vu Gia - Thu Bồn ban hành theo Quyết định 1865 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, ông Ngô Xuân Thế, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện A Vương cũng cho rằng cần có giải pháp công trình để chủ động trong việc giảm mặn ở hạ du: “Tổng lượng nước sử dụng của hạ du không lớn so với khả năng dự trữ và vận hành điều hòa của các hồ thủy điện lớn trên địa bàn của Quảng Nam và Đà Nẵng. Tuy nhiên, lượng nước mà đẩy mặn hoặc là lượng nước trôi ra biển thì lớn hơn rất nhiều, cho nên các biện pháp công trình giảm mặn ở hạ du có lẽ là vấn đề quyết định nhất để mà tạo sự an toàn và tin cậy trong việc cấp nước ngọt của vùng hạ du Vu Gia - Thu Bồn”.

Ngày 1/3 vừa qua, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ đã phát cảnh báo xâm nhập mặn hạ lưu các con sông thành phố Đà Nẵng. Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung trung bộ cảnh báo, tác động xâm nhập mặn sẽ lấn sâu vào nội địa và sẽ tăng dần. Tình hình xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và nước sinh hoạt của người dân. Còn giải pháp căn cơ cho vấn đề này vẫn chưa có hồi kết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm dừng vận hành một số thủy điện thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn
Tạm dừng vận hành một số thủy điện thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn

VOV.VN - Hôm nay (4/5), Công ty Thủy điện A Vương, tỉnh Quảng Nam chính thức dừng vận hành để trữ nước phòng chống hạn cho hạ du trong mùa khô năm nay.

Tạm dừng vận hành một số thủy điện thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn

Tạm dừng vận hành một số thủy điện thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn

VOV.VN - Hôm nay (4/5), Công ty Thủy điện A Vương, tỉnh Quảng Nam chính thức dừng vận hành để trữ nước phòng chống hạn cho hạ du trong mùa khô năm nay.

Quảng Nam sơ tán hơn 100 hộ dân khi lũ sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ lên nhanh
Quảng Nam sơ tán hơn 100 hộ dân khi lũ sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ lên nhanh

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức sơ tán, di dời hơn 100 hộ dân trước tình hình mưa lớn kéo dài cùng mực nước trên sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ đang lên

Quảng Nam sơ tán hơn 100 hộ dân khi lũ sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ lên nhanh

Quảng Nam sơ tán hơn 100 hộ dân khi lũ sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ lên nhanh

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức sơ tán, di dời hơn 100 hộ dân trước tình hình mưa lớn kéo dài cùng mực nước trên sông Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ đang lên

Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn
Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện chủ trương xanh hóa dọc bãi bồi ven sông Thu Bồn-Vu Gia, gây dựng lại nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn

Gây dựng lại nghề trồng dâu nuôi tằm ven bờ Vu Gia-Thu Bồn

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện chủ trương xanh hóa dọc bãi bồi ven sông Thu Bồn-Vu Gia, gây dựng lại nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.