Thiếu giáo viên, địa phương xin thêm hàng nghìn chỉ tiêu biên chế 

VOV.VN - Một số địa phương cho biết đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên, đề nghị được bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế, sớm có hướng dẫn để đảm bảo việc giao đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên với các cơ sở giáo dục công lập.

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam đã và đang thực hiện sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp và đội ngũ giáo viên, nhân viên. Quá trình sắp xếp, sáp nhập này đã giảm 47 trường, 301 điểm trường và hơn 2000 biên chế. Chủ trương của địa phương trong sáp nhập trường học là ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên, nhất là các địa bàn miền núi, không tiến hành sắp xếp cơ học nên đã nhận được sự đồng thuận cao từ đội ngũ giáo viên.

Ông Trần Văn Tân cũng cho biết, Quảng Nam sẽ tổ chức thi tuyển giáo viên hàng năm để bổ sung giáo viên kịp thời. Tuy nhiên, ông Tân cũng đề nghị Bộ Nội vụ nên hạ thấp tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng để giải quyết khó khăn về nguồn tuyển.

“Với vùng đồng bào dân tộc miền núi thì giáo viên của bậc học mầm non có trình độ trung cấp là được rồi, Tiểu học nên là giáo viên có trình độ cao đẳng. Quảng Nam có 9 huyện miền núi nên rất mong Bộ có quy định mở áp dụng riêng đối với miền núi, khắc phục tình trạng số lượng đăng ký thi tuyển giáo viên thấp hơn chỉ tiêu tuyển dụng do khó khăn về nguồn tuyển. Quảng Nam cũng đang xây dựng Đề án phát triển giáo dục miền núi, trong đó có sự đầu tư đặc biệt đến đội ngũ giáo viên, cấp dưỡng trường học bên cạnh sự đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp”, ông Tân đề xuất.

Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng cho biết, tỉnh luôn tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo. Về đội ngũ, tỉnh quan tâm bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng năng lực, đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm 2019, Nghệ An là 1 trong những đơn vị đã chủ động bồi dưỡng cho 2.344 giáo viên tiểu học dạy lớp 1; 558 hiệu trưởng tiểu học triển khai CTGDPT 2018.

Để thực hiện hiệu quả định hướng giai đoạn 2021-2025 và nhiệm vụ năm học 2020-2021, Nghệ An quan điểm lấy đổi mới, sáng tạo làm động lực phát triển; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là quyết định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin làm khâu đột phá; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo làm trung tâm.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành Trung ương gồm bổ sung 7.843 chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non, phổ thông; hỗ trợ Nghệ An tăng cường xây dựng cơ sở, vật chất bổ sung trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Hỗ trợ xây dựng mô hình xã hội hóa các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú ở các huyện miền núi và vùng khó khăn.          

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cũng đề nghị Bộ Nội vụ có hướng dẫn để đảm bảo việc giao đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên đối với các cơ sở giáo dục công lập. Tham mưu với Chính phủ ban hành quy định về việc hợp đồng nhân viên làm công tác chuyên môn trong các cơ sở giáo dục khi thành lập mới hoặc khi có người nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác chưa kịp thời tuyển dụng.

Đại diện TP Hà Nội cũng đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp các Bộ ngành sớm ban hành văn bản quy định cụ thể về thiết bị tối thiểu, đồng bộ cho cả cấp học, có hướng dẫn định hướng để các địa phương chủ động rà soát, bố trí kinh phí đầu tư mua sắm, đảm bảo kịp thời, đồng bộ và tránh lãng phí.

“Đề nghị các bộ ngành nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, nhiệm kỳ và thẩm quyền công nhận đối với hiệu trưởng các trường mầm non và phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài; sớm ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học tư thục. Bộ GD-ĐT phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, tham mưu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, quy định mức xử phạt đối với một số sai phạm cụ thể, nhất là đối với hoạt động của các trung tâm ngoài nhà trường như trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kỹ năng sống, bồi dưỡng văn hóa…”, ông Ngô Văn Quý kiến nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp
Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp

VOV.VN - Nhiều chính sách mới liên quan đến học sinh, giáo viên có hiệu lực từ 1/1/2020.

Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp

Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp

VOV.VN - Nhiều chính sách mới liên quan đến học sinh, giáo viên có hiệu lực từ 1/1/2020.

Tinh giản biên chế nhưng không thể để thiếu giáo viên
Tinh giản biên chế nhưng không thể để thiếu giáo viên

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, câu chuyện biên chế, tinh giảm biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên là cần thiết, nhưng không thể để thiếu trường lớp, giáo viên.

Tinh giản biên chế nhưng không thể để thiếu giáo viên

Tinh giản biên chế nhưng không thể để thiếu giáo viên

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, câu chuyện biên chế, tinh giảm biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên là cần thiết, nhưng không thể để thiếu trường lớp, giáo viên.

Khó tuyển giáo viên, Quảng Nam đề nghị hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng
Khó tuyển giáo viên, Quảng Nam đề nghị hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương có đến 9 huyện miền núi, đang trong tình trạng có chỉ tiêu, nhưng không tuyển được giáo viên, đề nghị có những quy định mở riêng để khắc phục khó khăn trong tuyển dụng.

Khó tuyển giáo viên, Quảng Nam đề nghị hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng

Khó tuyển giáo viên, Quảng Nam đề nghị hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương có đến 9 huyện miền núi, đang trong tình trạng có chỉ tiêu, nhưng không tuyển được giáo viên, đề nghị có những quy định mở riêng để khắc phục khó khăn trong tuyển dụng.