Iran, Mỹ và EU khôi phục đàm phán: Bước tiến nhỏ, cơ hội lớn?

VOV.VN - Iran, Mỹ và Liên minh châu Âu những tuần gần đây đã gia tăng các hoạt động ngoại giao được kỳ vọng có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng. Những tranh cãi kéo dài hàng thập kỷ liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran là một nút thắt lớn trong quan hệ hai bên và gây cản trở các nỗ lực tìm kiếm sự ổn định cho khu vực Trung Đông.

 

Nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu Iran Ali Bagheri Kani mới đây đã gặp nhà hoà giải Liên minh châu Âu Enrique Mora tại thủ đô Doha, Qatar nhằm khôi phục Kế hoạch hành động chung toàn diện hay còn gọi là thoả thuận hạt nhân năm 2015. Không giống với Mỹ, Liên minh châu Âu hiện vẫn là một phần của thoả thuận này. Hãng tin CNN dẫn lời một tin ngoại giao cho biết, môi trường hiện nay rất tích cực cho việc giảm leo thang căng thẳng.

Cũng trong tháng 6, truyền thông Mỹ cho biết, từ cuối năm 2022, nước này đã khôi phục các cuộc đàm phán gián tiếp với Iran. Tuy nhiên, triển vọng của các cuộc đàm phán là không rõ ràng. Trong khi một số khẳng định đã có những dấu hiệu tiến triển, số khác thì cho biết các bên vẫn chưa thể đi tới một thoả thuận. Cả Mỹ và Iran đều phủ nhận đã đạt được một thoả thuận tạm thời.

Dẫu vậy, các cuộc đàm phán đã thắp lại hi vọng rằng sự hợp tác có thể mang lại kết quả có lợi cho các bên trong bối cảnh năm sau cũng là năm bầu cử quan trọng tại cả Iran, Mỹ và Liên minh châu Âu. Bình luận về những báo cáo liên quan tới việc nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ, Tổng thống Iran Ibrahim Raisi nhấn mạnh:

"Chúng tôi đang theo đuổi các cuộc đàm phán hạt nhân với danh dự, sự khôn ngoan và thiện chí, nhưng chúng tôi sẽ không cầu xin. Có nghĩa là chúng tôi sẽ tuân thủ ngoại giao một cách tôn trọng, ngồi vào bàn thảo luận nhưng sẽ không khiến cuộc sống của mọi người trở nên phụ thuộc vào các cuộc đàm phán".

Tại  Mỹ, những dấu hiệu tích cực cũng đã xuất hiện. Trong tháng này, Mỹ đã chấp thuận điều khoản miễn trừ, cho phép chuyển khoảng 2,7 tỷ USD từ Iraq sang các ngân hàng Iran. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mathew Miller, điều này là phù hợp với các giao dịch đã diễn ra từ nhiều năm trước. Ông này đồng thời nhấn mạnh, ưu tiên của Mỹ là “trả tự do cho các công dân Mỹ bị giam giữ trái phép tại Iran”:

"Chúng tôi đã nói rõ mục tiêu chính sách với Iran là gì. Đó là Iran phải  thực hiện các bước để giảm căng thẳng, tất nhiêm bao gồm cả việc kiềm chế chương trình hạt nhân, ngừng các hành động gây mất ổn định khu vực, ngừng hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột với Ukraine và cuối cùng là trả tự do cho những người Mỹ đang bị giam giữ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để những người này được trả tự do và trở về nước".

Theo các phân tích, việc hồi sinh thoả thuận hạt nhân năm 2015 là điều khó có thể xảy ra vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên thay vào đó, Iran và Mỹ có thể đi đến một thoả thuận cho phép thả một số tù nhân cấp cao của Mỹ ở Iran để đối lấy việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt. Ngoại trưởng Oman đã nói rằng, một thoả thuận như vậy đang ở rất gần. Dù không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho các vấn đề tồn động giữa Mỹ và Iran, song một triển vọng như thế cũng phần nào làm dịu những tổn thương trong quan hệ hai bên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu Tổng thống Duterte bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines
Cựu Tổng thống Duterte bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines

VOV.VN - Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây cho biết, sự hiện diện của lực lượng quân đội và các thiết bị quân sự của Mỹ tại Philippines sẽ khiến nước này gặp nguy hiểm.

Cựu Tổng thống Duterte bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines

Cựu Tổng thống Duterte bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines

VOV.VN - Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây cho biết, sự hiện diện của lực lượng quân đội và các thiết bị quân sự của Mỹ tại Philippines sẽ khiến nước này gặp nguy hiểm.

Mỹ không có kế hoạch điều quân tham chiến tại Ukraine
Mỹ không có kế hoạch điều quân tham chiến tại Ukraine

VOV.VN - Phát biểu với báo chí ngày 29/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, Tổng thống Joe Biden không có ý định triển khai quân đội tới tham chiến tại Ukraine.

Mỹ không có kế hoạch điều quân tham chiến tại Ukraine

Mỹ không có kế hoạch điều quân tham chiến tại Ukraine

VOV.VN - Phát biểu với báo chí ngày 29/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, Tổng thống Joe Biden không có ý định triển khai quân đội tới tham chiến tại Ukraine.

Mỹ và đồng minh đề nghị Liên Hợp Quốc điều tra việc Nga dùng UAV Iran ở Ukraine
Mỹ và đồng minh đề nghị Liên Hợp Quốc điều tra việc Nga dùng UAV Iran ở Ukraine

VOV.VN - Mỹ cùng 4 đồng minh châu Âu ngày 23/6 đã ra tuyên bố chung yêu cầu Liên Hợp Quốc điều tra việc Nga sử dụng các máy bay không người lái (UAV) của Iran ở Ukraine.

Mỹ và đồng minh đề nghị Liên Hợp Quốc điều tra việc Nga dùng UAV Iran ở Ukraine

Mỹ và đồng minh đề nghị Liên Hợp Quốc điều tra việc Nga dùng UAV Iran ở Ukraine

VOV.VN - Mỹ cùng 4 đồng minh châu Âu ngày 23/6 đã ra tuyên bố chung yêu cầu Liên Hợp Quốc điều tra việc Nga sử dụng các máy bay không người lái (UAV) của Iran ở Ukraine.