Thông tư 47 để quản lý chặt hơn động vật rừng

(VOV) - Thông tư 47 sẽ giúp việc giám sát, quản lý chặt chẽ hơn tình trạng khai thác, săn bắt động vật trái phép hiện nay.

Thông tư 47 của Bộ NN&PTNT có hiệu lực từ đầu tháng 11/2012 cho phép tổ chức, cá nhân, có thể khai thác 160 loài động vật rừng thông thường như: Cầy tai trắng, cầy vòi hương, chồn vàng, lợn rừng, nhím đuôi ngắn, hươu sao, nai, gà rừng, rùa, các loại rắn… với điều kiện có giấy phép của cơ quan chức năng cấp.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành Thông tư cho phép khai thác và nuôi 160 loài động vật rừng phục vụ mục đích thương mại, một số cơ quan và tổ chức quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã lại hiểu sai rằng, thông tư này sẽ làm gia tăng tình trạng người dân đổ xô vào rừng để săn bắt các loài thú rừng.

Có thể khai thác 160 loài động vật rừng thông thường khi được phép của cơ quan chức năng.

Đặc biệt, trong điều kiện lực lượng kiểm lâm còn thiếu như hiện nay, không loại trừ khả năng người dân vào rừng săn bắt thú rừng thông thường thì săn bắt cả động vật thú rừng thuộc danh mục nguy cấp, hoặc săn bắt động vật hoang dã.

Giải thích rõ hơn về thông tư này, ông Đỗ Quang Tùng, Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam, đơn vị được giao soạn thảo thông tư cho biết, nếu không có quy định 47 thì người dân sẽ có thể vào rừng bất cứ lúc nào, săn bắn bất kỳ loài nào mà không nằm trong danh mục động vật nguy cấp, quý hiếm mà đã ban hành theo Nghị định 32. Thông tư này đã đưa những loài mà chưa được quy định trước đó và việc muốn vào săn bắn phải thực hiện đúng quy định. Và như vậy sẽ quản lý chặt hơn việc săn bắn động vật hoang dã trái phép.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam cho rằng, căn cứ vào tình hình thực tế nước ta, việc Bộ NN&PTNT cho phép nuôi 160 loài động vật rừng là việc làm cần thiết để hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Thời gian qua, chúng ta mới chỉ chú ý đến công tác bảo tồn động vật rừng mà không chú ý đến khía cạnh phát triển. Trong khi hiện có hàng ngàn hộ dân đang sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên từ rừng. Nếu không tạo sinh kế ổn định cho người dân, thì dễ dẫn đến tình trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép.

“Nghị định đó bảo đảm cơ sở khoa học và cũng bảo đảm tính thực tế của Việt Nam. Nhưng điều cơ bản là khi ra văn bản xong thì cần hướng dẫn, tuyên truyền, hướng dân như thế nào là vấn đề cần suy nghĩ. Thực hiện luật, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thì sẽ làm được hai mục đích là bảo tồn và phát triển. Từ việc phát triển đó lại phục vụ được mục đích bảo tồn” - GS.TS Khoa học Đặng Huy Huỳnh chỉ rõ.

Cùng quan điểm với GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, PGS.TS Phạm Bình Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khẳng định, trong Luật Đa dạng sinh học của nước ta cho phép nhân nuôi động vật tại rừng tự nhiên, nếu loài động vật có giá trị kinh tế, số lượng tương đối nhiều trong thiên nhiên.

“Xét tình hình cụ thể ở Việt Nam thì việc cho nuôi một số loài động vật hoang dã là hết sức cần thiết. Vì sẽ giúp nâng cao đời sống nhân dân, hai nữa là giảm áp lực săn bắt trong tự nhiên, điều này giúp bảo vệ động vật tốt hơn. Mà đối với Việt Nam thì Luật Đa dạng sinh học cho phép nhân nuôi động vật hoang dã” - PGS.TS Phạm Bình Quyền cho biết.

Như vậy, Bộ NN&PTNT cho phép nuôi và khai thác 160 loài động vật rừng không chỉ tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng cho công tác quản lý động vật rừng, mà còn tạo ra nguồn thu ổn định, lâu dài cho người dân. Điều này không hề vi phạm quy định trong công ước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã mà Việt Nam đã tham gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã
Bắt nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã

(VOV) - Các đối tượng vận chuyển trái phép động vật hoang dã đều khai nhận đã bắt hoặc mua lại của người khác.

Bắt nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã

Bắt nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã

(VOV) - Các đối tượng vận chuyển trái phép động vật hoang dã đều khai nhận đã bắt hoặc mua lại của người khác.

Ra mắt Chương trình liên minh bảo vệ động vật hoang dã
Ra mắt Chương trình liên minh bảo vệ động vật hoang dã

Thành viên chủ chốt của chương trình là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Ra mắt Chương trình liên minh bảo vệ động vật hoang dã

Ra mắt Chương trình liên minh bảo vệ động vật hoang dã

Thành viên chủ chốt của chương trình là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Hợp tác bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam
Hợp tác bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Ngày 22/5, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã kỷ niệm Ngày đa dạng Sinh học Quốc tế 22/5 bằng việc liên kết cùng Tổ chức Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) để trở thành một “vùng an toàn cho động vật hoang dã”.

Hợp tác bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Hợp tác bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Ngày 22/5, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã kỷ niệm Ngày đa dạng Sinh học Quốc tế 22/5 bằng việc liên kết cùng Tổ chức Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) để trở thành một “vùng an toàn cho động vật hoang dã”.