Thủ tướng chỉ thị lập lại trật tự an toàn đường bộ, đường sắt

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 29/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 để đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân và đề ra các giải pháp trong thời gian tới.

Việc sơ kết nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn giao thông (ATGT); lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, góp phần giảm tại nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường thực hiện quy chế phối hợp với các địa phương, tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác không gian trong phạm vi đất dành cho đường bộ, đường sắt hoặc chuyển chính quyền địa phương xử lý theo thẩm quyền.

Xây dựng lộ trình và sắp xếp thứ tự ưu tiên để thực hiện việc cập nhật, thay thế hệ thống biển báo hiệu đường bộ; chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để làm gờ giảm tốc và cắm biển báo nguy hiểm tại tất cả các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Lập và triển khai kế hoạch tháng cao điểm tuyên truyền, vận động thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm về hành lang ATGT đường bộ, đường sắt. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và các Sở Giao thông Vận tải triển khai thực hiện kế hoạch.

Trong đó, tập trung xử lý trông giữ xe trái phép, bán hàng, họp chợ trên lòng, lề đường; xây dựng lều quán, mái vẩy, xây bục bệ, đắp vuốt đi làm lối đi trên vỉa hè, vào nhà; lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu trong phạm vi bảo vệ công trình, hàng lang ATGT đường bộ, đường sắt; phá hoại công trình giao thông đường bộ, đường sắt; đấu nối trái phép vào quốc lộ...; tổ chức giải tỏa dứt điểm các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình, hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, đất hành lang ATGT đã được bồi thường, đền bù.

Khi triển khai các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo đường bộ, đường sắt phải lập phương án bồi thường để thu hồi hết phần đất của đường bộ; tổ chức cắm đầy đủ mốc lộ giới xác định hành lang an toàn đường bộ và mốc giải phóng mặt bằng xác định phạm vi đất đã giải phóng mặt bằng theo quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên
Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

VOV.VN - Đề nghị có sự đầu tư thỏa đáng đối với ngành đường sắt, “đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

VOV.VN - Đề nghị có sự đầu tư thỏa đáng đối với ngành đường sắt, “đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Lãnh đạo Đường sắt lên tiếng về "vé tàu giá rẻ 10 nghìn đồng”
Lãnh đạo Đường sắt lên tiếng về "vé tàu giá rẻ 10 nghìn đồng”

VOV.VN - Trên thực tế, vé giá rẻ 10 nghìn đồng chỉ được máy tính chọn ngẫu nhiên cho người may mắn, chứ không phải ai cũng mua được.

Lãnh đạo Đường sắt lên tiếng về "vé tàu giá rẻ 10 nghìn đồng”

Lãnh đạo Đường sắt lên tiếng về "vé tàu giá rẻ 10 nghìn đồng”

VOV.VN - Trên thực tế, vé giá rẻ 10 nghìn đồng chỉ được máy tính chọn ngẫu nhiên cho người may mắn, chứ không phải ai cũng mua được.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Dự án triệu đô, bản đồ đi nhặt?
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Dự án triệu đô, bản đồ đi nhặt?

VOV.VN -  Bản vẽ minh họa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trưng bày tại ga La Khê, được lấy trên mạng internet của một sinh viên.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Dự án triệu đô, bản đồ đi nhặt?

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Dự án triệu đô, bản đồ đi nhặt?

VOV.VN -  Bản vẽ minh họa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trưng bày tại ga La Khê, được lấy trên mạng internet của một sinh viên.

Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)
Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)

VOV.VN - Với kết quả biểu quyết có 397/403 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ phiếu đạt gần 81%, dự án Luật đường sắt (sửa đổi) chính thức được thông qua.

Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)

Quốc hội nhất trí thông qua dự án Luật đường sắt (sửa đổi)

VOV.VN - Với kết quả biểu quyết có 397/403 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ phiếu đạt gần 81%, dự án Luật đường sắt (sửa đổi) chính thức được thông qua.

Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội
Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội

VOV.VN - Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành nhưng đến tháng 6/2017 nhiều gói thầu mới được thực hiện 10%-30% khối lượng.

Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội

Ảnh: Ngổn ngang công trình đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội

VOV.VN - Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành nhưng đến tháng 6/2017 nhiều gói thầu mới được thực hiện 10%-30% khối lượng.

Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản
Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT: “Ngành đường sắt đang chậm tiến và đi giật lùi, nếu không cải tiến sẽ có ngày phá sản, chẳng di sản ăn sẵn nào có thể còn mãi".

Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản

Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT: “Ngành đường sắt đang chậm tiến và đi giật lùi, nếu không cải tiến sẽ có ngày phá sản, chẳng di sản ăn sẵn nào có thể còn mãi".