Thừa hơn 7.000 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ trong 2 năm qua

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong hai năm qua (2020 và 2021) các trường đại học trên cả nước chỉ tuyển sinh được khoảng 1/3 tổng chỉ tiêu đào tạo bậc tiến sĩ.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tính riêng năm học 2019 - 2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ ở các trường đại học trên cả nước là 5.111. Tuy nhiên, các trường chỉ tuyển được gần 1.274 chỉ tiêu (chiếm 25% tổng chỉ tiêu), số thừa lên tới hơn 3.800.

Trong khi đó, tình hình tuyển sinh bậc thạc sĩ có phần khả quan hơn, tuyển được khoảng gần 70% tổng chỉ tiêu. Cao nhất là tuyển sinh bậc đại học với 83,46% tổng chỉ tiêu được giao cho các trường trên cả nước.

Tiếp đến năm học 2020 - 2021, cả nước tuyển 5.056 chỉ tiêu tiến sĩ. Tuy nhiên, số người trúng tuyển chỉ đạt gần 35% tương đương 1.735 chỉ tiêu, tức thừa 3.300.

Với bậc thạc sĩ và đại học, số lượng tuyển cũng tăng cao hơn năm học 2019 - 2022. Cụ thể, thạc sĩ tuyển được 72,48% và đại học là 89%.

Như vậy, trong 2 năm liên tiếp 2021 và 2020, tổng chỉ tiêu đào tạo bậc tiến sĩ được giao cho các trường là 10.167, nhưng các trường chỉ tuyển được 3.009 người, còn thừa 7.158 chỉ tiêu.

Cùng với quy chế mới, chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ năm học 2021-2022 tăng lên thành hơn 5.500, tuy nhiên Bộ chưa thống kê số tuyển được.

Song song với công tác tuyển sinh là việc các trường mở ngành đạo tạo mới từ năm 2016 đến 2021 có nhiều biến động. Trong đó, số lượng ngành đào tạo do các trường tự chủ mở tăng lên đáng kể (tăng 1,5 lần so sánh 2016 và 2021), còn số lượng ngành đào tạo do Bộ GD&ĐT phê duyệt ngày càng giảm mạnh (giảm hơn 3 lần so sánh 2016 và 2021).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỗ trợ học phí 25.000 USD một năm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại nước ngoài
Hỗ trợ học phí 25.000 USD một năm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại nước ngoài

VOV.VN - Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030.

Hỗ trợ học phí 25.000 USD một năm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại nước ngoài

Hỗ trợ học phí 25.000 USD một năm đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại nước ngoài

VOV.VN - Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao.

Đào tạo tiến sĩ cần tăng cường liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật
Đào tạo tiến sĩ cần tăng cường liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật

VOV.VN - Đào tạo tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất trong giáo dục ĐH và trong hệ thống giáo dục quốc dân, là đào tạo tinh hoa, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Do đó, việc đào tạo phải chuẩn từ chất lượng đầu vào, đảm bảo cơ chế có sàng lọc.

Đào tạo tiến sĩ cần tăng cường liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật

Đào tạo tiến sĩ cần tăng cường liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật

VOV.VN - Đào tạo tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất trong giáo dục ĐH và trong hệ thống giáo dục quốc dân, là đào tạo tinh hoa, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Do đó, việc đào tạo phải chuẩn từ chất lượng đầu vào, đảm bảo cơ chế có sàng lọc.