Xanh hoá trong doanh nghiệp - chiến lược kinh doanh bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp để tiếp tục phát triển, việc chú trọng phát triển xanh, bền vững đang là điều kiện cần là hướng để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu lớn, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.

Là doanh nghiệp phát triển tại thị trường Việt Nam từ nhiều năm qua Công ty TNHH Nước giải khát Coca Cola Việt Nam triển khai nhiều dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, cùng với các đối tác, doanh nghiệp còn hỗ trợ lắp đặt hệ thống lọc nước tiên tiến tại các trường học và thành lập các doanh nghiệp xã hội, cung cấp khoảng 10 triệu lít nước sạch miễn phí cho 800.000 người thụ hưởng.

Ông Bùi Khánh Nguyên, Phó Tổng Giám đốc đối ngoại, truyền thông và phát triển bền vững Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca Cola Việt Nam cho biết: “Chúng tôi cam kết mạnh mẽ việc bồi hòa nước, góp phần bảo vệ nguồn nước trong thiên nhiên. Có một số chương trình chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua tại Việt Nam như chương trình cung cấp nước sạch miễn phí cho cộng đồng. Trung bình mỗi năm chúng tôi sử dụng khoảng gần 2 tỷ lít nước và nguồn nước chúng tôi bồi hoàn được hiện nay là gần gấp đôi số lượng mà nước chúng tôi dùng, tức là vào khoảng 3,5 tỷ lít nước”.

Trước thực tiễn ở nước ta mỗi năm thải ra môi trường 3,3 triệu tấn rác thải nhựa các loại, đứng thứ 4 trên thế giới, trong khi đó tỷ lệ thu gom mới đạt 27% và tái chế đạt 10%, Công ty Nhựa tái chế Duy Tân ra đời được xem là một trong những thương hiệu hàng đầu trong việc đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nhựa tái chế.

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững, Công ty Tái chế Nhựa Duy Tân cho biết, từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2023, doanh nghiệp đã thu gom và xử lý 3,66 tỉ chai nhựa các loại, tương đương 36.600 tấn. Công ty áp dụng công nghệ tái chế, theo đó chai nhựa đã qua sử dụng được thu gom về nhà máy, sau đó được phân loại và xử lý, chế biến thành các hạt nhựa tái sinh. Hạt nhựa tái sinh sẽ là nguyên liệu đầu vào để sản xuất chai nhựa mới, điều này đã và đang góp phần bảo vệ môi trường.

“Hàng ngày chúng tôi vẫn đi thu gom và tái chế và cung cấp vòng đời mới cho những chai nhựa, với nhựa tái chế Duy Tân, hằng ngày chúng tôi thu gom 90 tấn rác thải nhựa, sau đó tái chế, đưa ra sản phẩm mới trên thị trường. Hiện trên thị trường rất nhiều chai có nhãn là: “Tôi đã được tái chế phải tiếp tục tái chế tôi” những hạt nhựa đó được tái chế sản xuất từ nhà máy chúng tôi nhằm bảo vệ môi trường” - ông Lê Anh nói.

Cũng là một doanh nghiệp lớn của đất nước, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng với việc luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, trong nhiều hoạt động của mình doanh nghiệp luôn chú trọng đến thực hiện phát triển bền vững.

Cụ thể tại các trang trại của doanh nghiệp đều thực hiện canh tác theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu và ứng dụng vòng tuần hoàn tái tạo đất để quản lý tài nguyên. Cùng đó, diện tích mảng xanh được duy trì tỉ lệ bao phủ trên 70% tại các trang trại, nhằm giúp hạn chế các tác động từ môi trường bên ngoài.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành khối Nghiên cứu và phát triển, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết: “Hệ thống trang trại Green Farm của Vinamilk là một điển hình cho việc phát triển bền vững. Thực hành nông nghiệp tái tạo, tại các trang trại của Vinamilk, chúng tôi ứng dụng những năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, hệ thống công nghệ để giảm thiểu phát thải khí mê tan, dùng công nghệ atomic- carbon hữu cơ để giảm khí metan và giảm mùi hôi cho trang trại. Bên cạnh đó, chúng tôi có những hành động phát triển bền vững cho cộng đồng”.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động kinh doanh ngày nay nếu chỉ vì lợi nhuận, mà bỏ qua những giá trị xã hội, bỏ qua những đóng góp với môi trường, đã không còn được xem là thành công. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững.

Trên thực tế, mới chỉ có một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn mục tiêu này, còn lại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa chú trọng trong thực hiện.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam Nguyễn Quang Vinh, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam do thiếu nguồn lực đưa ra những giải pháp xanh, thiếu nguồn lực về khoa học công nghệ, thậm chí là thiếu nguồn lực về tài chính để đầu tư cho phát triển xanh cho sản xuất xanh. Do đó, doanh nghiệp cũng cần có những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước về khung khổ pháp lý nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh xanh, thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh bền vững và có trách nhiệm.

“Trong chương trình nghị sự Diễn đàn doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững suốt 10 năm qua, VCCI đã phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ… luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tạo ra những diễn đàn trao đổi, đối thoại giữa doanh nghiệp và cơ quan hữu quan. Đồng thời, đưa ra những mô hình kinh doanh bền vững, trách nhiệm để các doanh nghiệp để học hỏi, chia sẻ những thành công cũng như những bài học thất bại của doanh nghiệp đã đi trước. Từ đó để đưa ra mô hình kinh doanh có lợi ích cho doanh nghiệp mình trong quá trình hoạt động” - ông Nguyễn Quang Vinh nói.

Có thể thấy, tăng trưởng xanh không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên. Song để hiện thực hoá ngày càng tốt hơn mục tiêu này, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thực hiện chuyển đổi trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung thực hiện đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới giảm tiêu hao năng lượng; tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh… sẽ là điều kiện cần nhằm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế được dự báo còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất xanh
Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất xanh

VOV.VN - Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo Thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường.

Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất xanh

Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất xanh

VOV.VN - Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo Thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường.

Doanh nghiệp Xanh là “giấy thông hành” cho doanh nghiệp xuất khẩu
Doanh nghiệp Xanh là “giấy thông hành” cho doanh nghiệp xuất khẩu

VOV.VN - Danh hiệu Doanh nghiệp xanh khuyến khích các DN tuân thủ các quy định về xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sản phẩm thân thiện với môi trường.

Doanh nghiệp Xanh là “giấy thông hành” cho doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp Xanh là “giấy thông hành” cho doanh nghiệp xuất khẩu

VOV.VN - Danh hiệu Doanh nghiệp xanh khuyến khích các DN tuân thủ các quy định về xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sản phẩm thân thiện với môi trường.

Doanh nghiệp rất cần tín dụng xanh để sản xuất xanh
Doanh nghiệp rất cần tín dụng xanh để sản xuất xanh

VOV.VN - Doanh nghiệp rất cần tín dụng xanh để chuyển đổi sản xuất xanh. Đó là ý kiến của đại biểu tại hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon” do Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức.

Doanh nghiệp rất cần tín dụng xanh để sản xuất xanh

Doanh nghiệp rất cần tín dụng xanh để sản xuất xanh

VOV.VN - Doanh nghiệp rất cần tín dụng xanh để chuyển đổi sản xuất xanh. Đó là ý kiến của đại biểu tại hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon” do Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức.