Thủy điện lớn giải quyết được cắt lũ còn thủy điện nhỏ thì khó

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, không nên tiếp tục phát triển thủy điện nhỏ, khi phát triển thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để giải quyết bài toán hài hòa với môi trường.

PV: Lũ lụt lịch sử ở miền Trung vừa qua là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu? Luật Bảo vệ môi trường có hướng đến giải pháp khắc phục không, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Biến đổi khí hậu và thiên tai lũ lụt được điều chỉnh trong nhiều luật nhưng nguyên nhân mà xã hội nói là đúng. Thiên tai miền Trung do tổ hợp các hình thái thiên tai và thời tiết nguy hiểm xảy ra cùng một lúc, tác động của biến đổi khí hậu. Tất cả chỉ số cho thấy đều vượt các lũ lịch sử, vượt chỉ số cảnh báo lịch sử, có nơi hơn 1m và có nơi lên đến 2m.

Trong phạm vi luật này chỉ để cấp đến sự cố tác nhân từ các dự án phát triển kinh tế, tác nhân tự nhiên như biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết nguy hiểm... đã được đề cập trong các luật khác, ví dụ như Luật Phòng chống thiên tai. Trong luật này giải quyết bài toán giảm phát thải khí nhà kính, đưa ra các công cụ để quản lý, kiểm soát, để giải quyết một cách căn cơ vấn đề biến đổi khí hậu. Trong luật này có đề cập vấn đề biến đổi khí hậu.

PV: Bộ trưởng có thể cho biết đánh giá của mình về việc tác động của thủy điện đến lũ lụt và qua sự cố Rào Trăng 3 vừa qua?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nói về vấn đề này. Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là đối với các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào thiết kế nó mới đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Như các nhà máy thủy điện lớn hiện nay giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, các nhà máy thủy điện phải tuân thủ quy chế về điều tiết, đảm bảo an toàn.

Ở góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thủy điện bao giờ cũng có 2 mặt. Chúng ta không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ. Chúng ta đã giảm được trên 400 các thủy điện nhỏ trong thời gian vừa qua. Quốc hội khóa XIII đã thảo luận, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành đã tham mưu cắt giảm thủy điện nhỏ. Trong thời gian sắp tới, chúng ta hết sức thận trọng khi xây các thủy điện nhỏ.

PV: Còn các giải pháp phòng ngừa các hiện tượng cực đoan do thời tiết gây ra?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Trong Luật Bảo vệ môi trường có đưa đồng bộ các giải pháp. Kiểm soát chặt chẽ hơn, thực chất hơn các nguyên nhân do con người, do phát triển kinh tế thông qua kiểm soát chất thải. Tôi muốn nói sự cố thiên tai do con người, thông qua quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường để chúng ta thực hiện tốt hơn. Để hạn chế tác động con người, phát triển kinh tế, ví dụ như thủy điện. Thông qua các công cụ đánh giá tác động môi trường, quy chuẩn môi trường để đưa môi trường dần trở lại trạng thái tự nhiên. Đây là xu thế đảo ngược tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Vấn đề rất quan trọng là hệ sinh thái tự nhiên. Đây là môi trường chúng ta sống, nơi sẽ cung cấp không khí, hấp thụ chất thải. Hệ sinh thái tự nhiên có tác dụng rất lớn đến phòng chống thiên tai. Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhấn mạnh quan điểm rất rõ con người phải sống hài hòa tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên.

PV: Bộ trưởng vừa cảnh báo trong cấp phép thủy điện nhỏ?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thủy điện lớn có tác dụng giải quyết vấn đề điều tiết nước trong mùa khô hạn. Tất cả thủy điện đều phải tính đến vấn đề an toàn, từng hồ chứa, vấn đề tác động tích lũy của hệ thống các hồ thủy điện.

Quan điểm về môi trường thì Quốc hội cũng đã thể hiện khẳng định rồi, chúng ta đã cắt hơn 400 thủy điện nhỏ. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thấy rằng, chúng ta không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ. Hay khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để nó hài hòa với môi trường. Chúng ta không làm các đập dâng, mà sử dụng năng lượng thế năng tự nhiên của nước.

Công suất quy mô của từng nhà máy thì nhỏ nhưng công suất toàn bộ trên hệ thống của sông thì vẫn đáp ứng được. Như vậy chi phí đầu tư sẽ cao nhưng bền vững. Do đó cần lựa chọn các công nghệ để tính toán vấn đề môi trường, dòng chảy, liên quan dòng đi của cá, bùn, phù sa...

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình về đề xuất tích hợp 7 giấy phép thành 1
Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình về đề xuất tích hợp 7 giấy phép thành 1

VOV.VN - Theo ông Trần Hồng Hà, việc tích hợp giấy phép sẽ giúp giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hạn chế bất cập lâu nay và cũng là để rõ việc, rõ trách nhiệm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình về đề xuất tích hợp 7 giấy phép thành 1

Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình về đề xuất tích hợp 7 giấy phép thành 1

VOV.VN - Theo ông Trần Hồng Hà, việc tích hợp giấy phép sẽ giúp giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hạn chế bất cập lâu nay và cũng là để rõ việc, rõ trách nhiệm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Xả nhiều rác thì phải trả nhiều tiền hơn”
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Xả nhiều rác thì phải trả nhiều tiền hơn”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà nhấn cho biết, nguyên tắc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng được quy định trong luật Bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Xả nhiều rác thì phải trả nhiều tiền hơn”

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Xả nhiều rác thì phải trả nhiều tiền hơn”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà nhấn cho biết, nguyên tắc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng được quy định trong luật Bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cung cấp nước bẩn cho dân cũng có thể bị đi tù
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cung cấp nước bẩn cho dân cũng có thể bị đi tù

VOV.VN - Nhấn mạnh việc cung cấp nước bẩn là vô trách nhiệm, Bộ trưởng Bộ TN-MT nói rằng “bán thuốc giả phải đi tù thì cung cấp nước bẩn cũng có thể đi tù”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cung cấp nước bẩn cho dân cũng có thể bị đi tù

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cung cấp nước bẩn cho dân cũng có thể bị đi tù

VOV.VN - Nhấn mạnh việc cung cấp nước bẩn là vô trách nhiệm, Bộ trưởng Bộ TN-MT nói rằng “bán thuốc giả phải đi tù thì cung cấp nước bẩn cũng có thể đi tù”.