Thủy điện tích nước làm khổ người dân trồng cây công nghiệp

VOV.VN - Nhiều diện tích đất lâm nghiệp bị ngập hoặc bị “cô lập” trong lòng hồ thủy điện Thượng Lộ sau mấy ngày mưa to ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế.

Mấy ngày qua, tại vùng núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to. Nhiều diện tích đất lâm nghiệp bị ngập hoặc “cô lập” trong lòng hồ thủy điện Thượng Lộ. Diện tích cao su, keo lá tràm trồng ở những khu vực này đã đến tuổi khai thác không thu hoạch được, khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.  

Công trình thủy điện Thượng Lộ

Thuỷ điện Thượng Lộ do Công ty Cổ phần Thủy điện Thượng Lộ làm chủ đầu tư nằm ở lưu vực sông Ba Ran, thuộc địa bàn xã Thượng Lộ và xã Hương Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2015, thủy điện Thượng Lộ bắt đầu tích nước đã nhấn chìm nhiều diện tích cây cao su, cây keo đang giai đoạn cho khai thác.

Ông Hồ Văn Đua, ở thôn Cha Moong, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông cho biết, gia đình ông trồng 3 hécta cao su ở khu vực khe Tổ Chim. Từ khi thủy điện tích nước đến nay, gần một nửa diện tích cao su của gia đình ông bị ngập chìm trong nước; diện tích còn lại không ngập nhưng lại bị cô lập hoàn toàn, không thể vào khai thác được.

Theo ông Hồ Văn Đua, diện tích cao su ông trồng ở khe Tổ Chim từ năm 2006 đã thu hoạch mủ từ 2-3 năm trước nhưng từ khi thủy điện tích nước, ông đành bỏ khai thác: “Tôi làm tất cả 3 héc ta cao su; 1,5 hécta bị ngập, nước ngập cả ngày cả đêm, cây khô chết. Còn 1,5 hécta còn lại, thủy điện dâng nước ngập đường không khai thác được”.

Tại khu vực khe Cha Moong, khe Tổ Chim xã Thượng Lộ, nhiều diện tích cao su của các hộ dân đều chìm trong lòng hồ. Thủy điện Thượng Lộ tích nước cũng “xóa” luôn tuyến đường mòn hàng ngày người dân vào nương rẫy.

Ông Trần Văn Thảo, có cao su và rừng trồng bị thủy điện cô lập cho biết: “Từ khi ngăn nước tới giờ, các hộ gia đình vô trong đó khai thác mủ không được. Ngập đường, không có đường mà đưa về. Đường đi chỉ có nhờ ghe thôi, không có ghe thì chịu. Cao su nằm úng trong đó vàng lá gãy hết, khó khăn lắm”.

Ông Vương Văn Vui, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông cho biết, hàng ngày, người dân muốn vào chăm sóc, khai thác cao su, cây keo phía trên hồ thủy điện phải di chuyển bằng cách kết bè tre rồi đu dây vượt qua lòng hồ thủy điện để vào rừng.

Quá trình triển khai thủy điện, UBND xã đã đề xuất phía chủ đầu tư hỗ trợ kinh phí cho địa phương mở đường và ngầm vào khe Cha Moong, chiều dài khoảng 7km giúp người dân thuận tiện đi lại, nhưng đến nay chủ đầu tư thủy điện vẫn làm ngơ.

“Từ khi công trình thủy điện Thượng Lộ tích nước đã ảnh hưởng việc bà con đi lại. Về khai thác và sản xuất phía sau rất khó khăn. Nhân dân hiện tại đang nợ tiền vay Nhà nước trồng cao su từ năm 2006 đến giờ vẫn chưa trả được nợ” - ông Vui cho biết.

Lòng hồ thủy điện Thượng Lộ.

Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chỉ đạo UBND huyện Nam Đông yêu cầu Công ty Cổ phần Thủy điện Thượng Lộ sớm hoàn thiện hồ sơ, triển khai công tác kiểm kê, đền bù đất và tài sản gắn liền với đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Ông Trần Kim Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, trước mắt, huyện hỗ trợ dây cáp, bè để người dân khu vực khe Tổ Chim, khe Cha Moong đi lại sản xuất ở vùng bị cô lập. Huyện đã chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với Thủy điện Thượng Lộ đi kiểm đếm những hộ bị bán ngập trong lòng hồ và sẽ phê duyệt đền bù hỗ trợ cho bà con theo đúng quy định của nhà nước.

"Công ty thủy điện Thượng Lộ cũng đã hứa chuyển cho UBND huyện 1,3 tỷ đồng để làm ngầm và đường sản xuất cho bà con. Huyện có sử dụng nguồn vốn của huyện cộng thêm vốn của Công ty thủy điện Thượng Lộ, chúng tôi lập dự toán xong và đã mở thầu và trong năm nay cố gắng làm xong tuyến đường này để cho bà con vào vùng sản xuất cho bảo đảm” - ông Phụng nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương thành lập Tổ Điều tra sự cố thủy điện Sông Bung 2
Bộ Công Thương thành lập Tổ Điều tra sự cố thủy điện Sông Bung 2

VOV.VN - Tổ Điều tra thực thi nhiệm vụ theo quyêt định của Bộ Công Thương từ ngày 19/09/2016 và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ Công Thương thành lập Tổ Điều tra sự cố thủy điện Sông Bung 2

Bộ Công Thương thành lập Tổ Điều tra sự cố thủy điện Sông Bung 2

VOV.VN - Tổ Điều tra thực thi nhiệm vụ theo quyêt định của Bộ Công Thương từ ngày 19/09/2016 và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thay người điều hành Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Bung 2
Thay người điều hành Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Bung 2

VOV.VN - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 2 Trương Thiết Hùng được điều động, bổ nhiệm kiêm nhiệm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Bung 2.

Thay người điều hành Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Bung 2

Thay người điều hành Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Bung 2

VOV.VN - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 2 Trương Thiết Hùng được điều động, bổ nhiệm kiêm nhiệm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sông Bung 2.

Thủ tướng thăm hỏi người dân khu tái định cư Thủy điện Sơn La
Thủ tướng thăm hỏi người dân khu tái định cư Thủy điện Sơn La

VOV.VN - Thủ tướng đã gặp gỡ, thăm hỏi và tìm hiểu về đời sống của người dân phường Noong Bua, nơi tái định cư Thủy điện Sơn La.

Thủ tướng thăm hỏi người dân khu tái định cư Thủy điện Sơn La

Thủ tướng thăm hỏi người dân khu tái định cư Thủy điện Sơn La

VOV.VN - Thủ tướng đã gặp gỡ, thăm hỏi và tìm hiểu về đời sống của người dân phường Noong Bua, nơi tái định cư Thủy điện Sơn La.

Người dân khơi dậy tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La
Người dân khơi dậy tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La

VOV.VN -Việc định hướng người dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang phát triển nuôi trồng thủy sản là giúp người dân tận dụng lợi thế vùng hồ thủy điện Sơn La.

Người dân khơi dậy tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La

Người dân khơi dậy tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La

VOV.VN -Việc định hướng người dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang phát triển nuôi trồng thủy sản là giúp người dân tận dụng lợi thế vùng hồ thủy điện Sơn La.