Tiêm quá liều vaccine Covid-19 của người lớn cho trẻ em có đáng lo ngại?

VOV.VN - Theo chuyên gia y tế, trường hợp tiêm quá liều vaccine Covid-19 của người lớn cho trẻ, sau thời gian theo dõi nếu không có phản ứng nặng thì không quá lo ngại. Chỉ lo ngại vấn đề vaccine đang trong giai đoạn khẩn cấp, chưa có đánh giá về ảnh hưởng sau này đối với trẻ...

Trước diễn biến của dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay, vaccine COVID-19 được xem là một trong những chìa khóa quan trọng để đẩy lùi dịch bệnh và sống chung với dịch. Hiện nay nhiều quốc gia đã tiêm phủ cơ bản vaccine COVID-19 cho người trên 18 tuổi và một số nước đã và đang thực hiện tiêm cho trẻ em.

Tại Việt Nam, ngày 27/10, TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thí điểm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em. Đến nay đã có một số tỉnh, thành tổ chức tiêm thí điểm cho trẻ em dưới 18 tuổi. Theo kế hoạch của Bộ Y tế, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên toàn quốc.

Việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em được nhiều người quan tâm, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc tiêm vaccine COVID-19. Nhiều người cũng lo lắng về vaccine tiêm cho trẻ bởi cho rằng trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, nhất là các em đang ở độ tuổi hoàn thiện hệ miễn dịch và các chức năng sinh học của cơ thể.

Theo TS.BS Phạm Đức Phúc, chuyên gia y tế công cộng, trong tình hình dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tiêm vaccine phòng COVID là rất quan trọng. Tuy nhiên, vaccine đang trong giai đoạn khẩn cấp, có rất nhiều lo ngại, kể cả tiêm cho người lớn, chứ không thể khẳng định vaccine bảo vệ được 100%.

TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành) cũng cho rằng, tiêm phòng giúp giảm tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng và quan trọng nhất là hạn chế được rất nhiều những trường hợp bệnh nặng và nguy cơ tử vong với người bệnh.

Về vấn đề tiêm cho trẻ em, TS.BS Phạm Đức Phúc nhận định, trẻ em không phải người lớn thu nhỏ vì toàn bộ hệ miễn dịch đang trong giai đoạn phát triển, chưa ổn định. Vì thế, cần nghiên cứu để có vaccine riêng cho trẻ em. Vaccine này phải được nghiêu cứu, qua các khâu kiểm duyệt rất chặt chẽ, trong đó phải đánh giá được cả tác dụng phụ và đảm bảo để tác dụng phụ ở mức thấp nhất.

Tiêm quá liều, không có phản ứng nặng thì không quá lo ngại

“Tiêm giảm liều không đánh giá được hiệu quả và ảnh hưởng như thế nào. Có thể có nguy cơ nặng hơn ngay tức hay ảnh hưởng về lâu dài chưa ai khẳng định được. Vaccine thường gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch nên cũng không loại trừ khả năng gây ra nguy cơ tăng bệnh tự miễn và làm tăng nặng nguy cơ bệnh tự miễn sau này” - TS.BS Phạm Đức Phúc nói.

Còn TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành) thì cho rằng, trường hợp chẳng may tiêm quá liều vaccine COVID-19 của người lớn cho trẻ thì cũng không quá lo ngại. Nếu sau thời gian theo dõi sau khi tiêm, trẻ không có vấn đề gì trước mắt thì cũng chưa có cơ sở nào để dự đoán trẻ sẽ gặp các nguy cơ khác so với nhóm trẻ lớn hơn.

Tuy nhiên, TS Bùi Lê Minh cho rằng, điều đáng lo ngại là ảnh hưởng của tiêm sau này đối với trẻ em vì chúng ta hoàn toàn không có dữ liệu đánh giá nào với nhóm này. Trẻ ở lứa tuổi dưới 18, cơ thể vẫn đang hoàn thiện về mặt sinh học và có nhiều biến đổi về nội tiết, nên không thể hoàn toàn loại trừ những tác dụng phụ có thể xảy ra sau này. Về phương diện khoa học thì không thể loại bỏ hoàn toàn những giả thuyết về nguy cơ lâu dài của vaccine nếu không có bằng chứng trực tiếp.

“Ở trẻ càng nhỏ tuổi thì sự chưa hoàn thiện của cơ thể càng lớn, nên ảnh hưởng của vaccine với hệ miễn dịch có thể sẽ lớn hơn những em ở độ tuổi lớn hơn, và chúng ta chưa biết chiều hướng sẽ tốt hay xấu với vaccine phòng COVID-19. Vì thế khi tiêm cho trẻ cũng nên cẩn trọng, chia thành các nhóm đối tượng, chẳng hạn nhóm 15-17 tuổi nhiều trường hợp đã có đặc điểm cũng giống như người trưởng thành thì tiêm trước và thận trọng trên từng nhóm nhỏ, vừa tiêm vừa đánh giá” - TS Minh nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải bài toán về vaccine Covid-19 và đến trường cho trẻ
Giải bài toán về vaccine Covid-19 và đến trường cho trẻ

VOV.VN - Theo các chuyên gia, trường học hoàn toàn có thể hoạt động trở lại khi người lớn đã được tiêm, chứ phủ vaccine cho trẻ em không phải điều kiện cần. Cần có những liều vaccine riêng cho trẻ đã qua các khâu kiểm duyệt, nghiên cứu kiểm nghiệm rất chặt chẽ….

Giải bài toán về vaccine Covid-19 và đến trường cho trẻ

Giải bài toán về vaccine Covid-19 và đến trường cho trẻ

VOV.VN - Theo các chuyên gia, trường học hoàn toàn có thể hoạt động trở lại khi người lớn đã được tiêm, chứ phủ vaccine cho trẻ em không phải điều kiện cần. Cần có những liều vaccine riêng cho trẻ đã qua các khâu kiểm duyệt, nghiên cứu kiểm nghiệm rất chặt chẽ….

Sẽ rất khó “sống chung” hiệu quả nếu vẫn hoảng hốt mỗi khi có F0
Sẽ rất khó “sống chung” hiệu quả nếu vẫn hoảng hốt mỗi khi có F0

VOV.VN - Theo chuyên gia, “sống chung với COVID-19” là chấp nhận sẽ xuất hiện những ca nhiễm trong cộng đồng. Nếu như người dân vẫn quá e ngại với sự xuất hiện của các F0 thì sẽ rất khó có thể thực hiện việc “sống chung” hiệu quả.

Sẽ rất khó “sống chung” hiệu quả nếu vẫn hoảng hốt mỗi khi có F0

Sẽ rất khó “sống chung” hiệu quả nếu vẫn hoảng hốt mỗi khi có F0

VOV.VN - Theo chuyên gia, “sống chung với COVID-19” là chấp nhận sẽ xuất hiện những ca nhiễm trong cộng đồng. Nếu như người dân vẫn quá e ngại với sự xuất hiện của các F0 thì sẽ rất khó có thể thực hiện việc “sống chung” hiệu quả.

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em dưới góc nhìn của một ông bố là bác sỹ
Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em dưới góc nhìn của một ông bố là bác sỹ

VOV.VN - Bác sỹ y khoa Nguyễn Tiến Phúc cho rằng, khi trẻ em không được tiêm vaccine Covid-19, dịch sẽ lưu hành hàng năm trong cộng đồng trẻ em mặc dù trẻ có thể bị nhẹ, tỷ lệ nặng ít nhưng trong quá trình sinh hoạt sẽ lây ngược lại người lớn…

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em dưới góc nhìn của một ông bố là bác sỹ

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em dưới góc nhìn của một ông bố là bác sỹ

VOV.VN - Bác sỹ y khoa Nguyễn Tiến Phúc cho rằng, khi trẻ em không được tiêm vaccine Covid-19, dịch sẽ lưu hành hàng năm trong cộng đồng trẻ em mặc dù trẻ có thể bị nhẹ, tỷ lệ nặng ít nhưng trong quá trình sinh hoạt sẽ lây ngược lại người lớn…

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: Phụ huynh trăm nỗi mừng, lo lẫn lộn
Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: Phụ huynh trăm nỗi mừng, lo lẫn lộn

VOV.VN - Nhiều người mong muốn con em sớm được tiêm vaccine Covid-19 để có khả năng phòng dịch tốt hơn nhưng cũng không ít ý kiến lo lắng về ảnh hưởng sau này của vaccine đối với sức khỏe con em mình.

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: Phụ huynh trăm nỗi mừng, lo lẫn lộn

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: Phụ huynh trăm nỗi mừng, lo lẫn lộn

VOV.VN - Nhiều người mong muốn con em sớm được tiêm vaccine Covid-19 để có khả năng phòng dịch tốt hơn nhưng cũng không ít ý kiến lo lắng về ảnh hưởng sau này của vaccine đối với sức khỏe con em mình.

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: “Lợi ích là rõ ràng, nhưng cẩn trọng vừa làm vừa đánh giá"
Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: “Lợi ích là rõ ràng, nhưng cẩn trọng vừa làm vừa đánh giá"

VOV.VN - TS Bùi Lê Minh: "Để cẩn trọng, trong khi vẫn phải tập trung tiêm cho người lớn thì chỉ nên tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm 15-17 tuổi có bệnh nền và tiêm thử nghiệm các loại vaccine với số lượng giới hạn để vừa làm vừa đánh giá".

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: “Lợi ích là rõ ràng, nhưng cẩn trọng vừa làm vừa đánh giá"

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: “Lợi ích là rõ ràng, nhưng cẩn trọng vừa làm vừa đánh giá"

VOV.VN - TS Bùi Lê Minh: "Để cẩn trọng, trong khi vẫn phải tập trung tiêm cho người lớn thì chỉ nên tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm 15-17 tuổi có bệnh nền và tiêm thử nghiệm các loại vaccine với số lượng giới hạn để vừa làm vừa đánh giá".