Tiến độ triển khai các dự án nhà máy điện rác trên địa bàn Hà Nội còn chậm

VOV.VN -  Ban Đô thị (HĐND thành phố Hà Nội) nhận định, ngoài các vướng mắc khó khăn khách quan về điều chỉnh công nghệ, điều chỉnh đơn vị chủ đầu tư, nguyên dân còn do năng lực hạn chế của nhà đầu tư.

Để phục vụ cho kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội sắp tới, Ban Đô thị vừa có báo cáo kết quả giám sát về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về khối lượng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, hiện khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển và xử lý trên địa bàn Thành phố khoảng 6.500-7.000 tấn/ngày đêm. Khu Liên hiệp xử lý Chất thải Nam Sơn đang tiếp nhận rác thải phát sinh trên địa bàn Thành phố, ước tính 6.500 - 7.000 tấn/ngày đêm; phân luồng vào Nhà máy điện rác Sóc Sơn 3.000 tấn/ngày, chôn lấp hợp vệ sinh khoảng 4.000 tấn/ngày, tiếp nhận tại Nhà máy xử lý chất thải của HTX Thành Công khoảng 100 tấn/ngày.

Khu xử lý chất thải Hà Nội quá tải

Khu liên hợp xử chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) quy hoạch tổng diện tích khoảng 280 ha, bao gồm 3 giai đoạn hoạt động từ năm 1999. Giai đoạn 1 diện tích 83,5 ha, gồm 10 ô chôn lấp vận hành khai thác từ năm 1991; khối lượng rác đã tiếp nhận khoảng 17,55 triệu tấn (vượt 30% so với công suất thiết kế); Giai đoạn 2 diện tích 73,73 ha bao gồm: Khu phía Nam 36,26 ha gồm 8 ô chôn lấp, hoạt động từ năm 2016 hiện tiếp nhận 8,25 triệu tấn ra (vượt 30% công suất thiết kế); Khu phía Bắc 37, 47 ha chưa hoàn thành, đang GPMB và thi công xây dựng; Giai đoạn 3 đang thực hiện bước lập nhiệm vụ quy hoạch. Tổng khối lượng đến nay đã tiếp nhận khoảng 26 triệu tấn rác thải rắn sinh hoạt vượt công suất thiết kế; điều kiện cơ sở hạ tầng xuống cấp gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý rác và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Khu xử lý chất thải rắn (CTR) Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì, tổng diện tích quy hoạch 73,5 ha gồm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 và có tổng diện tích khoảng 25,2 ha vận hành từ năm 1999, bổ sung khu xử lý 5,6 ha huyện Ba Vì đến nay đã tiếp nhận khoảng 2,7 triệu tấn rác. Khu xử lý thực hiện tiếp nhận, xử lý chất thải sinh hoạt 13 huyện, thị xã Sơn Sơn với các loại hình xử lý chôn lấp 1.500 tấn/ngày, xử lý đốt 100 tấn/ngày, vượt công suất thiết kế ban đầu; Giai đoạn 3, UBND Thành phố chỉ đạo tiếp tục triển khai lập Đồ án quy hoạch chi tiết khu xử lý CTR Xuân Sơn mở rộng đến năm 2030.

Các dự án xử lý chất thải chậm, kéo dài buộc phải dừng

Quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phê duyệt công tác xử lý CTR theo 3 vùng gồm 17 khu xử lý chất thải, trong đó 8 khu hiện có nâng cấp, mở rộng 9 khu đầu tư mới. Việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR tại các vùng quy hoạch chậm, kéo dài, nâng cấp, xây mới các khu xử lý CTR sinh hoạt tại vùng I (Sóc Sơn), vùng III (Xuân Sơn) là chưa hợp lý theo phân luồng quy hoạch 609; trong khi đó vùng II , phía Nam-Đông- Nam chưa có khu xử lý nhà máy nào đi vào hoạt động, hiện phương pháp xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu bằng chôn lấp. Ngoài ra, tại Quyết định 609/QĐ-TTg chưa có quy hoạch hạ tầng cho điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt để phục vụ công tác thu gom, vận chuyển. Việc phân luồng tiếp nhận, xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt vào khu xử lý tập trung Nam Sơn và Xuân Sơn gây quá tải về khối lượng gây lãng phí do cự ly vận chuyển xa và ảnh hưởng đến môi trường khu xử lý do phải tiếp nhận chôn lấp khối lượng rác lớn vượt công suất thiết kế.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường, vùng I có 1 khu xử lý đang hoạt động là Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn và Nhà máy điện rác Sóc Sơn hoạt động giai đoạn 1 và 2; Vùng II chưa có khu xử lý hoạt động. Tại Khu xử lý CTR Châu Can (Phú Xuyên), UBND Thành phố đã có quyết định chấm dứt thực hiện và chủ trương đầu tư dự án, chỉ đạo đề xuất dự án đầu tư mới thực hiện dự án theo đúng quy hoạch được duyệt và tuân thủ quy định. Đối với 5 khu xử lý: Cao Dương, Hợp Thanh, Mỹ Thành Vân Đình, Đông Lỗ có diện tích và công suất nhỏ, một số khu dự án các ô chôn lấp hiện đã đầy và đóng bãi. Người dân có ý kiến không đồng thuận tiếp tục triển khai; Vùng III, hiện có 1 Khu xử lý CTR Nam Sơn tiếp nhận xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Đang triển khai điện rác Seraphin công suất 1.500 tấn/ngày, dự kiến hoạt động từ năm 2024; UBND Thành phố dừng chủ trương đầu tư đối với 2 dự án chậm triển khai của Tập đoàn T&T và Công ty Indovin Việt Nam.

Tiến độ triển khai dự án các nhà máy điện rác còn chậm

Theo Ban Đô thị (HĐND Thành phố Hà Nội) báo cáo của Công ty CP năng lượng môi trường Thiên Ý chủ đầu tư dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn, tổng diện tích hơn 173.000 m2, 5 lò đốt, công suất mỗi lò 800 tấn ngày (4.000 tấn ngày). Đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 và 2 hoạt động với 3/5 lò đốt rác công suất tối đa 2.400 tấn/ngày đêm, tổng công suất phát điện của 2 tổ máy là 60 MW tiếp nhận trung bình từ 2.800 -3.000 tấn/ngày. Giai đoạn 3 hoàn thành 100% lắp đặt thiết bị đang hiệu chỉnh sẽ vận hành thử sau khi được cấp Giấy phép môi trường và được phê duyệt điều chỉnh công suất máy phát điện 8.

Hoàn thành lắp đặt thiết bị 3 dây chuyền xử lý nước thải, trong đó 2 trạm đang nuôi cấy vi sinh. Trạm xử lý nước thô, hệ thống bơm, cầu dẫn xe vận chuyển đã hoàn thành…

Nhà máy điện Seraphin đang thi công các hạng mục nhà máy chính, bể rác, ống khói, nhà tua bin, nhà điều khiển trung tâm, khu lò đốt, phòng bơm, tháp làm mát, nhà tăng áp; Đối với Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Núi Thoong, Liên doanh nhà đầu tư đã đề xuất UBND Thành phố cho phép triển khai Dự án đầu tư xây dựng nhà máy này với công suất 2.000 tấn/ngày đêm thành 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1: Đề nghị công suất xử lý 450 tấn/ngày đêm, cam kết triển khai xây dựng và đưa nhà máy hoạt động trong thời gian 18 tháng, thời gian dự kiến khởi ông trong quý IV 2023, hoàn thành quý II/2025; giai đoạn 2, công suất 1.550 tấn ngày đêm. Sau khi điều chỉnh công suất xử lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, cam kết triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy trong vòng 20 tháng.

Theo Ban Đô thị, 17 kiến nghị của HĐND Thành phố về kết quả giám sát chuyên đề xử lý CTR sinh hoạt tại Khu liên hiệp XLCT Nam Sơn, Sở TN-MT đã phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung chính, Công ty CP Thiên Ý hoàn đã hoàn thành giai đoạn 1 và 2 hoạt động 3/5 lò đốt công suất tối đa 2.400 tấn ngày đêm, các hạng mục còn lại đang tích cực triển khai.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố, UBND huyện Sóc Sơn hoàn thành GPMB 0,99 ha còn của giai đoạn 2 khu phía Bắc dự án ĐTXD mở rộng Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, tiếp tục thi công hoàn thành dự án; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai đồng bộ các dự án vùng ảnh hưởng dự án di dân ản hưởng môi trường (bán kính 500 m); Hoàn thành đấu thầu đơn vị xử lý nước rỉ rác. Xây dựng biện pháp, phương án an toàn các ô lưu chứa nước rác, ứng phó sự cố về môi trường…

Ban Đô thị cho rằng, Nhà máy điện rác Sóc Sơn tiến độ đến nay còn chậm, phải điều chỉnh tiến độ, chủ trương đầu tư nhiều lần. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư tiếp tục được chủ đầu tư đề xuất, công tác điều chỉnh quy hoạch điện 8 chưa hoàn thành. Việc nghiêm thu các hạng mục xây dựng, môi trường, PCCC mới chỉ thực hiện một phần.

Các hạng mục hạ tầng, hạng mục phụ trợ vẫn đang trong quá trình triển khai do nhà đầu tư triển khai còn thiếu quyết liệt, công tác thẩm định của các Bộ ngành, các sở còn chậm; Giám sát hợp đồng chưa tốt, chưa kịp thời hướng dẫn, xử lý các phát sinh.

Dự án xây dựng xử lý chất thải (XLCT) công nghiệp phát điện Nam Sơn xử lý 75 tấn rác/ngày, công suất 1,93MW được Sở Xây dựng xác nhận nghiệm thu và đưa vào sử dụng tháng 12/2020 đến nay chưa bàn giao, chưa có đơn vị quản lý tài sản công hoặc tiếp nhận tài sản để hạch toán theo quy định do vướng mắc công tác bàn giao, phương án quản lý đo đây là viện trợ nên phải áp dụng 2 hệ thống luật và biên bản đã ký của 2 nước nên thực hiện nhiều bất cập. Chủ đầu tư chưa chuyên nghiệp nên phát sinh vướng mắc chưa đưa ra được phương án xử lý kịp thời… HĐND Thành phố Hà Nội đã có giám sát chuyên đề từ tháng 4/2022 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong…

Nhà máy điện rác Seraphin tiến độ triển khai chậm phải điều chỉnh về chủ trương đầu tư. Quá trình thi công nước thải ra ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Núi Thoong, tiến độ theo cam kết của Liên doanh nhà đầu tư chậm, theo báo cáo tiến độ của Liên doanh nhà đầu tư SSRE-EB, dự kiến dự án sẽ không hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư đủ điều kiện khởi công giai đoạn 1 trong quý IV/2023.

Ban Đô thị nhận định, ngoài các vướng mắc khó khăn khách quan về điều chỉnh công nghệ, điều chỉnh đơn vị chủ đầu tư, nguyên dân còn do năng lực hạn chế của nhà đầu tư.

Hiện nay thành phố đang thực hiện 34 gói thầu duy trì vệ sinh môi trường (VSMT). Trên cơ sở thực tế, nhà thầu tổ chức thực hiện duy trì VSMT theo các hạng mục được quy định của UBND Thành phố và các quy định khác có liên quan. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, kiểm tra, giám sát nhà thầu, xử lý các vị phạm VSMT…

Giá dịch vụ vệ sinh môi trường ở Hà Nội đang áp dụng theo Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, thu bình quân theo nhân khẩu của hộ gia đình 6.000 đồng tại khu đô thị và 3.000 đồng/người/tháng tại khu vực nông thôn, đến nay mức thu này cần được rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu mới của Luật Bảo vệ môi trường. Thực tế tỷ lệ thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường thấp, các quận, huyện có nguồn thu lớn tỷ lệ thu đạt trên 70%, một số huyện thu thấp chỉ đạt hơn 60%...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rác thải ngập tràn con đường mới thi công ở Hà Nội
Rác thải ngập tràn con đường mới thi công ở Hà Nội

VOV.VN - Rác thải ngập ngụa, nằm ngổn ngang trên con đường mới mở nằm trên tuyến đường số 4 đoạn giao với đường Dương Nội gây mất thẩm mỹ đô thị và cản trở việc lưu thông của các phương tiện.

Rác thải ngập tràn con đường mới thi công ở Hà Nội

Rác thải ngập tràn con đường mới thi công ở Hà Nội

VOV.VN - Rác thải ngập ngụa, nằm ngổn ngang trên con đường mới mở nằm trên tuyến đường số 4 đoạn giao với đường Dương Nội gây mất thẩm mỹ đô thị và cản trở việc lưu thông của các phương tiện.

Phân loại rác thải tại nguồn cần được vận hành đồng bộ
Phân loại rác thải tại nguồn cần được vận hành đồng bộ

VOV.VN - Để tạo cơ sở cho các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, tháng 9 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, công tác phân loại tại nguồn vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.

Phân loại rác thải tại nguồn cần được vận hành đồng bộ

Phân loại rác thải tại nguồn cần được vận hành đồng bộ

VOV.VN - Để tạo cơ sở cho các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, tháng 9 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, công tác phân loại tại nguồn vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.

Lan can dọc sông thoát nước thải ở Thủ đô xuống cấp nghiêng ngả, gỉ sét
Lan can dọc sông thoát nước thải ở Thủ đô xuống cấp nghiêng ngả, gỉ sét

VOV.VN - Hàng rào lan can bảo vệ trên các sông thoát nước thải qua các quận nội thành Hà Nội xuống cấp han gỉ, đổ nghiêng, mất gãy không còn chức năng bảo vệ an toàn cho người đi bộ.

Lan can dọc sông thoát nước thải ở Thủ đô xuống cấp nghiêng ngả, gỉ sét

Lan can dọc sông thoát nước thải ở Thủ đô xuống cấp nghiêng ngả, gỉ sét

VOV.VN - Hàng rào lan can bảo vệ trên các sông thoát nước thải qua các quận nội thành Hà Nội xuống cấp han gỉ, đổ nghiêng, mất gãy không còn chức năng bảo vệ an toàn cho người đi bộ.