Tiền Giang tiếp tục đưa nước sạch hỗ trợ người dân vùng hạn mặn

VOV.VN - Để giúp người dân vùng cù lao, vùng ven biển của tỉnh Tiền Giang đang khan hiếm nước sinh hoạt, những ngày này, các cấp chính quyền, ngành chức năng và các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đang tập trung công tác chuyển tải nước, đưa nguồn nước ngọt về phục vụ cho người dân, cùng vượt qua hạn mặn.

Do nước từ sông Tiền nhiễm mặn cao nên nhà máy nước Mỹ Tho thuộc Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang chủ động vận hành lấy gạn; đồng thời nhận nước trực tiếp nước từ Nhà máy nước Bình Đức, vận hành các giếng dự phòng tại khu vực thành phố Mỹ Tho để đảm bảo việc cung cấp nước cho người dân khu vực thành phố Mỹ Tho. Nhà máy nước Bình Đức sử dụng nước thô từ Kênh Sáu Ầu – Xoài Hột; đồng thời vận hành trạm Cấp 1 nước sông Tiền để sản xuất nước, điều tiết vận hành các giếng dự phòng hợp lý tại Nhà máy để đảm bảo việc cung cấp nước cho người dân khu vực.

Ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang đang vào đỉnh điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng rất cao, nguồn nước tại các kênh, ao nội đồng tại các huyện, thị phía đông đã cạn kiệt, một số trạm Cấp nước của Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang do thiếu nguồn nước thô nên đã giảm công suất sản xuất hoặc ngưng sản xuất phát nước. Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô năm 2024 có xu hướng kéo dài, Công ty đang vận hành khai thác các giếng khoan nước ngầm một cách hợp lý và tiếp nhận tối đa nguồn nước từ nhà máy nước Đồng Tâm đưa về các huyện, thị phía Đông; tuy nhiên lượng nước thiếu hụt ở khu vực này khoảng 20.000 m3/ngày đêm.

Để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các huyện, thị xã phía đông, công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đã mở  114 vòi nước công cộng tại các khu vực khó khăn về nguồn nước để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân (trong đó huyện Gò Công Đông 81 vòi, Tân Phú Đông 7 vòi, huyện Gò Công Tây 11 vòi và Thị xã Gò Công 15 vòi); tổng sản lượng nước đã cấp qua các vòi công cộng gần 1.000 mét khối. Công ty sẽ tiếp tục thực hiện mở các vòi nước công cộng để người dân các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, 16 giếng khoan dự phòng đã vận hành cấp bổ nước cho nhà máy; tổ chức vận chuyển 63 bồn chứa nước đặt ở các khu vực cuối nguồn, để lên xe vận chuyển nước đến nơi sử dụng để cấp nước miễn phí cho nhân dân các khu vực bị thiếu nước. Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang chủ động chở 119 chuyến xe đưa nước sạch đến vùng khó khăn với sản lượng 1.321 m3; thực hiện sà lan chở nước ngọt cung cấp nước thô vào ao Phú Thạnh thuộc trạm Cấp nước Phú Thạnh xã Phú Thạnh huyện Tân Phú Đông được 05 chuyến với tổng sản lượng hơn 3.250 m3.

Ngoài việc nỗ lực của công ty TNHH  Cấp nước Tiền Giang, những ngày qua có rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã tổ chức những “xe nước nghĩa tình” đã chuyển hàng nghìn mét khối nước sạch đến hỗ trợ người dân ven biển, cù lao đang “khát nước”. Trong khốn khó, người dân vùng Gò Công của tỉnh Tiền Giang cảm thấy ấm lòng trước sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng. Anh Trương Văn Phúc, người dân xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông bày tỏ: “ Nước kênh thì đã cạn rồi còn nước máy thì chảy từ giọt. Vùng Gia Thuận, Tân Phước không có nước luôn, nếu một tháng nữa mà không mưa là căng lắm. Năm nay, bà con hỗ trợ nhiều lắm, các mạnh thường quân từ Tp. Hồ Chí Minh cũng chở nước về cho nhiều lắm”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao hạn mặn kéo dài từ lâu nhưng chưa có nhiều hồ chứa nước ngọt ở ĐBSCL?
Vì sao hạn mặn kéo dài từ lâu nhưng chưa có nhiều hồ chứa nước ngọt ở ĐBSCL?

VOV.VN - Quỹ đất, điều kiện địa hình, địa chất của vùng và nguồn kinh phí,...là một trong những nguyên dân khiến vùng ĐBSCL chưa có nhiều hồ chứa nước ngọt lớn, mặc dù hạn mặn kéo dài từ rất lâu

Vì sao hạn mặn kéo dài từ lâu nhưng chưa có nhiều hồ chứa nước ngọt ở ĐBSCL?

Vì sao hạn mặn kéo dài từ lâu nhưng chưa có nhiều hồ chứa nước ngọt ở ĐBSCL?

VOV.VN - Quỹ đất, điều kiện địa hình, địa chất của vùng và nguồn kinh phí,...là một trong những nguyên dân khiến vùng ĐBSCL chưa có nhiều hồ chứa nước ngọt lớn, mặc dù hạn mặn kéo dài từ rất lâu

Phương án dẫn nước từ sông Đồng Nai về ĐBSCL giúp giảm hạn mặn liệu có khả thi?
Phương án dẫn nước từ sông Đồng Nai về ĐBSCL giúp giảm hạn mặn liệu có khả thi?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã có ý kiến về đề xuất chuyển, dẫn nước từ sông Đồng Nai về ĐBSCL giúp giảm hạn mặn.

Phương án dẫn nước từ sông Đồng Nai về ĐBSCL giúp giảm hạn mặn liệu có khả thi?

Phương án dẫn nước từ sông Đồng Nai về ĐBSCL giúp giảm hạn mặn liệu có khả thi?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã có ý kiến về đề xuất chuyển, dẫn nước từ sông Đồng Nai về ĐBSCL giúp giảm hạn mặn.

Đồng bằng Sông Cửu Long đi tìm giải pháp ứng phó hạn mặn, sụt lún
Đồng bằng Sông Cửu Long đi tìm giải pháp ứng phó hạn mặn, sụt lún

VOV.VN - ĐBSCL đang trong giai đoạn hạn mặn gay gắt nhất của mùa khô 2023-2024. Cùng với đó, tình trạng sạt lở, sụt lún đang gây nhiều khó khăn, áp lực khá lớn để ổn định sinh kế và đời sống của người dân.

Đồng bằng Sông Cửu Long đi tìm giải pháp ứng phó hạn mặn, sụt lún

Đồng bằng Sông Cửu Long đi tìm giải pháp ứng phó hạn mặn, sụt lún

VOV.VN - ĐBSCL đang trong giai đoạn hạn mặn gay gắt nhất của mùa khô 2023-2024. Cùng với đó, tình trạng sạt lở, sụt lún đang gây nhiều khó khăn, áp lực khá lớn để ổn định sinh kế và đời sống của người dân.