Tiếp nhận người về từ TP.HCM: Mỗi nơi mỗi kiểu

VOV.VN - Ngày 7/7, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc số 5389 gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn tiếp nhận người về từ TP.HCM yêu cầu những người từ TP.HCM đi 62 tỉnh, thành phải tự cách ly 7 ngày, xét nghiệm 3 lần.

Bắt đầu từ 0 giờ ngày 9/7, TP.HCM sẽ thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố. Tất cả các phương tiện vận tải công cộng hầu hết đã hạn chế. Công dân các địa phương đang sống tại TP.HCM sẽ về lại quê nhà rất đông. Tuy vậy, hiện mỗi nơi đón người về từ vùng dịch thực hiện cách ly mỗi kiểu khác nhau. Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang bị dư luận phản đối dữ dội khi không cho 26 công dân trở về quê.

Thừa Thiên-Huế đã tiếp nhận 10.317 người về từ TP.HCM 

Chiều 8/7, dư luận "nóng" lên chuyện 26 công dân tỉnh Thừa Thiên-Huế từ thành phố Hồ Chí Minh về nhưng không được xuống ga Huế. Họ đành phải mua vé ra Quảng Trị và được tỉnh Quảng Trị chở ngược lên thị trấn Lao Bảo, huyện miền núi Hướng Hóa để cách ly. Sau khi báo chí, mạng xã hội chỉ trích cách chống dịch của tỉnh Thừa Thiên- Huế, chiều 8/7, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo để nói lại việc ứng xử của địa phương đối với người đến, về từ thành phố Hồ Chí Minh và các vùng đang có dịch.

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho rằng, hiện nay các khu cách ly tập trung của tỉnh đang quá tải, dễ mất an toàn. Cụ thể, từ ngày 27/4 đến nay, Thừa Thiên-Huế đã tiếp nhận 10.317 người từ TP.HCM về Huế, trong đó cách ly tập trung hơn 2.100 người. Trước tình hình đó, tỉnh có công văn gửi Bộ Giao thông - Vận tải, Tổng cục Đường sắt và các đơn vị liên quan đề xuất dừng bán vé và nhận khách từ TP.HCM đi Thừa Thiên - Huế và được chấp thuận. Trước đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề nghị Cục Hàng không dừng các chuyến bay từ TP.HCM về Huế từ ngày 5/7. Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giải thích: "Đến ngày mai 9/7, TP.HCM sẽ phong tỏa thì rõ ràng là người về từ TP.HCM thì chúng tôi thực thi theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế. Tức là tiếp tục tầm soát, về cơ bản là cách ly tại nhà. Chúng tôi phân loại xong, những trường hợp nào đó thì mới cách ly tập trung còn đa số là cách ly tại nhà".

Đón người về từ vùng dịch: Mỗi nơi mỗi kiểu

Trước đó, sáng ngày 7/7, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc số 5389 gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn tiếp nhận người về từ TP.HCM yêu cầu những người từ TP.HCM đi 62 tỉnh, thành phải tự cách ly 7 ngày, xét nghiệm 3 lần.

Công văn hỏa tốc của Bộ Y tế nêu rõ: UBND TP.HCM trao đổi, thống nhất với UBND các tỉnh, thành phố trước khi đưa những người từ TP.HCM về các tỉnh, thành phố khác; đồng thời thống nhất bố trí phương tiện vận chuyển, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Theo công văn này, tất cả những người từ TP.HCM (trừ các trường hợp từ các tỉnh, thành phố khác đi qua TP.HCM nhưng không dừng, đỗ) được coi là người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định thì phải thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 7 ngày tiếp theo.

Hiện thành phố Đà Nẵng vẫn chưa thực hiện theo công văn hỏa tốc của Bộ Y tế. Tại Đà Nẵng, đối với người về từ vùng dịch thì vẫn thực hiện cách ly 21 ngày tại khách sạn, có thu phí ăn ở, xét nghiệm 4 lần. Trừ những trường hợp đặc biệt như quá khó khăn hay đau bệnh trở về thì phải có đơn gửi Ban Chỉ đạo thành phố giải quyết hỗ trợ.

Về việc thực hiện Công văn 5389 của Bộ Y tế, chiều 8/7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã họp bàn phương án đón người về từ thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, người Quảng Nam từ TP.HCM sẽ về rất đông, đề nghị các ngành địa phương chủ động xây dựng phương án. Chủ trương của tỉnh khi đón người về là, UBND TP.HCM phải có văn bản trao đổi, có danh sách cụ thể. Tỉnh sẽ phân loại, thực hiện cách ly tập trung 7 ngày đối với trường hợp F1, cách ly tại nhà 7 ngày đối với F2.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định: "Đối với người về từ TP.HCM mà là đối tượng về tự do thì phải cách ly 21 ngày nghiêm khắc việc đó. Còn người về theo Văn bản 5389 thì thực hiện đúng quy định. Yêu cầu phía TP,HCM phải làm việc với tỉnh, cung cấp danh sách, lên phương án và phải đưa phương tiện vận tải chở người về đây. Nhưng phải phân loại đối tượng ra. Có đối tượng cách ly tại nhà 7 ngày, giám sát tiếp 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần nhưng có đối tượng phải cách ly tập trung 7 ngày".

Như vậy, đối với người về từ vùng dịch thì tỉnh Thừa Thiên Huế cách ly tập trung người tại các khu tập trung của tỉnh hoặc cách ly tại nhà; thành phố Đà Nẵng thì cách ly tại khách sạn có thu phí. Trong khi đó, tỉnh Bình Định cách ly tập trung tại các khu tập trung của tỉnh đối với các trường hợp F1 về từ vùng dịch, miễn phí tiền ăn và tiền xét nghiệm. Tỉnh Quảng Ngãi cũng quyết định cách ly tất cả người về từ vùng dịch 21 ngày nhưng ai có nhu cầu cách ly tại khách sạn thì được ra khách sạn. Còn ai không có điều kiện thì cách ly tại các khu tập trung của tỉnh và chi trả tiền ăn.

Còn tại tỉnh Khánh Hòa, trong cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh chiều nay, Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa yêu cầu thiết lập Chốt kiểm soát liên ngành tại Ga Nha Trang, kiểm tra chặt chẽ, yêu cầu khai báo tất cả những người đến địa phương này. Riêng những người đến từ TP.HCM sẽ test nhanh và yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày. Đồng thời, tỉnh tổ chức hơn 300 tổ truy vết cộng đồng, lực lượng thôn, tổ dân phố sẽ thực hiện việc giám sát cách ly tại nhà. Hằng ngày, các chốt tại các cửa ngõ sẽ lập danh sách, tổng hợp gửi các địa phương quản lý những người từ vùng dịch trở về phải cách ly tại nhà. Ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Người về từ TP.HCM về Khánh Hòa thì sẽ do tổ giám sát cộng đồng sẽ giám sát. Người dân phải từ giác cách ly tại nhà. Đây là cách để thực hiện mục tiêu an toàn cho công dân và cho cộng đồng".

Năm ngoái, khi Đà Nẵng thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người thuộc nhiều tỉnh, thành phố khác nhau kẹt lại Đà Nẵng. Lúc đó, thành phố lập danh sách công dân các nơi trở về địa phương tránh dịch. Các tỉnh cũng tổ chức đưa phương tiện đón công dân mình trở về. Vì vậy, thời điểm này, các địa phương cũng cần chia sẻ với TP.HCM, đón công dân của mình trở về quê trong những ngày dịch Covid-19 có nhiều diễn biến khó lường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý Sơn ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Lý Sơn ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

VOV.VN - Ngày 8/7, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng dịch Covid-19. Ngày đầu thực hiện giãn cách, người dân huyện đảo đã chấp hành nghiêm, không còn cảnh kéo nhau đi mua hàng hóa tích trữ và tập trung đông người nơi công cộng.

Lý Sơn ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Lý Sơn ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

VOV.VN - Ngày 8/7, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng dịch Covid-19. Ngày đầu thực hiện giãn cách, người dân huyện đảo đã chấp hành nghiêm, không còn cảnh kéo nhau đi mua hàng hóa tích trữ và tập trung đông người nơi công cộng.

Quảng Ninh lên phương án cách ly 14 ngày người về từ TP HCM và các tỉnh bùng phát dịch
Quảng Ninh lên phương án cách ly 14 ngày người về từ TP HCM và các tỉnh bùng phát dịch

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh đang chuẩn bị các phương án tiếp nhận người từ TP.HCM và các tỉnh bùng phát dịch Covid-19 về địa phương, đảm bảo an toàn và các điều kiện chăm sóc y tế. 

Quảng Ninh lên phương án cách ly 14 ngày người về từ TP HCM và các tỉnh bùng phát dịch

Quảng Ninh lên phương án cách ly 14 ngày người về từ TP HCM và các tỉnh bùng phát dịch

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh đang chuẩn bị các phương án tiếp nhận người từ TP.HCM và các tỉnh bùng phát dịch Covid-19 về địa phương, đảm bảo an toàn và các điều kiện chăm sóc y tế. 

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế lên tiếng về việc công dân tỉnh này phải ra Quảng Trị cách ly
Lãnh đạo Thừa Thiên Huế lên tiếng về việc công dân tỉnh này phải ra Quảng Trị cách ly

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh rất tiếc về sự việc 26 công dân Thừa Thiên Huế phải ra Quảng Trị cách ly, địa phương sẵn sàng đón công dân trở về Huế cách ly. 

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế lên tiếng về việc công dân tỉnh này phải ra Quảng Trị cách ly

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế lên tiếng về việc công dân tỉnh này phải ra Quảng Trị cách ly

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh rất tiếc về sự việc 26 công dân Thừa Thiên Huế phải ra Quảng Trị cách ly, địa phương sẵn sàng đón công dân trở về Huế cách ly.