Tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ

(VOV) -Việc phụ nữ về hưu trước nam giới 5 tuổi đã lãng phí đi một nguồn lực rất lớn.

Sáng nay (27/2) tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao, Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ gắn với phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”. Hội thảo nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện Dự thảo Nghị định của Chính phủ thực hiện điều 187 Bộ luật Lao động 2012.

Tham gia hội thảo, các đại biểu cho rằng: Trong hệ thống luật pháp nước ta, từ Hiến pháp tới các Bộ luật, Luật chuyên ngành đều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới cùng phát triển tiến bộ và bình đẳng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bình đẳng giới, một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong đó có quy định về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Trong đó, tuổi nghỉ hưu được quy định trong Bộ Luật lao động là nữ 55 tuổi và nam là 60 tuổi.

Theo nội dung Dự thảo Nghị định, thực hiện khoản 2 và 3 điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012, việc quy định tăng dần tuổi nghỉ hưu cho nữ giới theo lộ trình thời gian lên mức ngang bằng với nam giới, đặc biệt trong khu vực hành chính công, đã thể hiện sự cam kết rõ ràng của Chính phủ đối với việc bình đẳng giới và nâng cao vai trò của nữ giới trong quá trình định hướng phát triển kinh tế xã hội, hướng tới đạt được mục tiêu mà chính phủ đặt ra là đảm bảo tối thiểu 35% nữ giới tham gia vào công tác lãnh đạo vào năm 2016.

Vấn đề này, bà Nguyễn Thúy Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu ý kiến: Phụ nữ trong lĩnh vực công đóng vai trò rất quan trọng như nam giới. Và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, năng lực cũng như khả năng của phụ nữ không thua kém gì nam giới. Việc phụ nữ về hưu trước nam giới 5 tuổi đã lãng phí đi một nguồn lực rất lớn.

Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ sau khi rời khu vực công, về hưu thì họ đã được mời chào vào làm tại các khu vực tư, tổ chức phi chính phủ và viện nghiên cứu, tiếp tục đóng góp sức lao động và kinh nghiệm của mình và sử dụng kiến thức tích lỹ qua nhiều năm. Vì vậy, cần tận dụng nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm bằng cách nâng tuổi nghỉ hưu cho đối tượng này.

Dưới góc nhìn dân số và phát triển, ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đã bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2007 và từ năm 2011, nước ta bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số. Điều này đã đặt Việt Nam đứng trước thách thức về giải quyết nhu cầu lao động và sự thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao.

Vì vậy, theo ông Dương Quốc Trọng, khi kéo dài tuổi nghỉ hưu phải tính đến hai yếu tố: Một mặt, tạo điều kiện, cơ hội cho những người đến tuổi nghỉ hưu như trước đây. Mặt khác, cũng phải chú ý đến lớp người bước vào độ tuổi lao động.

Chúng ta đang gặp thách thức kép là giải quyết việc làm cho người ở tuổi lao động, song cũng phải tính đến việc số lượng và tỷ lệ người cao tuổi đang tăng lên một cách nhanh chóng. Vì thế, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu là cần thiết, nhưng cũng phải chú ý cân đối hài hòa giữa các lợi ích khác nhau. Cùng với đó, chúng ta phải xác định việc đóng bảo hiểm cùng với thời gian hưởng hưu trí cũng như tuổi thọ trung bình của người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không kéo dài thời gian làm việc đối với người đến tuổi nghỉ hưu
Không kéo dài thời gian làm việc đối với người đến tuổi nghỉ hưu

Nếu cần tận dụng sự đóng góp của viên chức có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc hợp đồng vụ, việc với viên chức đã nghỉ hưu.  

Không kéo dài thời gian làm việc đối với người đến tuổi nghỉ hưu

Không kéo dài thời gian làm việc đối với người đến tuổi nghỉ hưu

Nếu cần tận dụng sự đóng góp của viên chức có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc hợp đồng vụ, việc với viên chức đã nghỉ hưu.  

Ông giáo và bác xe ôm nói về “quỹ lương hưu”
Ông giáo và bác xe ôm nói về “quỹ lương hưu”

(VOV) -“Với 30% công chức ngồi không rồi hưởng lương, thử hỏi quỹ nào chả vỡ?!”…

Ông giáo và bác xe ôm nói về “quỹ lương hưu”

Ông giáo và bác xe ôm nói về “quỹ lương hưu”

(VOV) -“Với 30% công chức ngồi không rồi hưởng lương, thử hỏi quỹ nào chả vỡ?!”…